So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6/2022 tăng 3,37%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Đáng nói, “giao thông”, “hàng ăn và dịch vụ ăn uống” có mức CPI tăng cao nhất so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê (GSO) công bố, CPI tháng 6/2022 tăng 0,69% (khu vực thành thị tăng 0,7%, khu vực nông thôn tăng 0,67%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước, 2 nhóm hàng giảm giá.
Nhóm giao thông dẫn đầu mức tăng với 3,63% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu theo giá nhiên liệu thế giới vào ngày 1/6/2022, 13/6/2022 và 21/6/2022 làm cho giá xăng tăng 8,23%, giá dầu diezen tăng 8,5%.
Ngoài ra, “hàng ăn và dịch vụ ăn uống” cũng có mức tăng đáng lưu ý và đến tháng 6/2022 đã vươn lên vị trí thứ 2 sau nhóm “giao thông”.
Trên thế giới cũng có không ít các nước đối mặt với tình trạng giá thực phẩm, lương thực và năng lượng tăng giá mạnh.
Theo Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, giá năng lượng đã tăng 34,6% trong năm qua, tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 9/2005, trong khi lương thực tăng 10,1%, lần đầu tiên vượt mức 10% kể từ tháng 3/1981.
Bên cạnh đó là Thổ Nhĩ Kỳ khi theo dữ liệu từ Chính phủ nước này, chi phí vận tải của quốc gia này tăng 123,37%, giá thực phẩm và đồ uống không cồn tăng 93,93%. Vì vậy các nhóm như “hàng ăn và dịch vụ ăn uống”, “giao thông”, “đồ uống và thuốc lá” sẽ là các nhóm có khả năng cao tiếp tục tăng giá.
Xuất nhập khẩu 10 tháng năm 2024 đạt gần 650 tỷ USD
Bộ Tài chính nói gì về kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN?