Những ngân hàng có doanh số bảo hiểm cao nhất năm 2022: MB đứng đầu với doanh thu hơn 2.000 tỷ đồng

03-04-2023 15:29|Minh Anh

Năm 2022, doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua kênh bancassurance tăng 45% so với năm trước và tổng thu phí bảo hiểm tại các ngân hàng niêm yết tăng 16,4% so với năm trước. Các ngân hàng dẫn đầu vè doanh số bán bảo hiểm bao gồm MB, VIB, Sacombank, ACB, Vietcombank.

10 ngân hàng có doanh số bảo hiểm mới cao nhất năm 2022

Báo cáo ngành ngân hàng mới nhất của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa hé lộ 10 ngân hàng có doanh số bảo hiểm mới cao nhất năm 2022. Theo đó các ngân hàng có động lực đẩy mạnh nguồn thu từ bán chéo bảo hiểm trong điều kiện room tín dụng hạn chế.

Cụ thể, năm 2022, doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua lênh bancassurance tăng 45% so với năm trước và tổng thu phí bảo hiểm tại các ngân hàng niêm yết tăng 16,4% so với năm trước.

Ngân hàng dẫn đầu về doanh số bán bảo hiểm là Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank - MBB) với 2.143 tỷ đồng, và là ngân hàng duy nhất có doanh thu vượt 2.000 tỷ đồng. Trong đó doanh số tại mảng này của MB có tăng trưởng mạnh nhăt tại quý IV/2022 ghi nhận đều vượt 200 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng khác cũng ghi nhận doanh thu bán bảo hiểm cao trong năm qua như VIB, Sacombank, ACB, Vietcombank. Vietcombank và VietinBank là hai ngân hàng quốc doanh duy nhất góp mặt trong danh sách này tuy nhiên đều có vị trí khiêm tốn so với các ngân hàng tư nhân khác với doanh sô lần lượt là 1.691 tỷ đồng và 1.038 tỷ đồng.

Những ngân hàng có doanh số bảo hiểm cao nhất năm 2022: MB đứng đầu với doanh thu hơn 2.000 tỷ đồng
Nguồn: NHNN, NTHM, VCBS tổng hợp

Ngoài ra, một số ngân hàng chuyển từ mô hình giới thiệu bảo hiểm sang bán hàng trực tiếp với tỷ lệ hoa hồng cao hơn. Các ngân hàng như MB, Techcombank, VIB,… đã xây dựng các nền tảng bán bảo hiểm số giúp giảm thời gian và tăng hiệu quả bán bảo hiểm.

Trong 2022, các ngân hàng Vietcombank, ACB, VietinBank, Saccombank, VPBank ghi nhận 1 phần phí Upfront cho hợp đồng bancassurance độc quyền đã ký kết. Thị trường ghi nhân hợp đồng bancassurance của LienVietPostBank trong quý 4 /2022.

Tuy nhiên, việc đẩy mạnh thanh, kiểm tra ngân hàng ép khách mua bảo hiểm có thể khiến hoạt động bán chéo bảo hiểm của ngân hàng gặp khó khăn hơn các năm trước đây.

Thị trường bancassurance vẫn sôi động và nhiều tiềm năng tăng trưởng

Theo thống kê của Bộ Tài chính, hiện nay hơn 40% số lượng hợp đồng khai thác mới đến từ kênh bancassurance, 8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có doanh thu bancassurance trên 1.000 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính quý 4/2022 của các ngân hàng cũng đã công bố doanh thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm. Tuy nhiên, chỉ có MB, VPBank, Techcombank, VIB, TPBank, SeABank và KienlongBank công bố chi tiết doanh thu tại mảng này.

Trong đó MB ghi nhận doanh thu tại mảng này lớn nhất, gấp rưỡi tổng doanh thu của các ngân hàng còn lại. Cụ thể, mảng bảo hiểm mang về cho MB hơn 10.100 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 21,4% so với năm trước và chiếm 71,5% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ (14.243 tỷ đồng). Doanh thu này đến từ việc ngân hàng sở hữu hai công ty con về bảo hiểm là Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC) và MB Ageas Life.

Với VPBank, thu từ kinh doanh dịch vụ bảo hiểm năm 2022 đạt 3.354 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2021. Năm 2022, VPBank còn thu về ước khoảng 8.000 tỷ đồng từ thương vụ tái ký thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối báo hiêm với Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA (Việt Nam) (AIA Việt Nam).

VPBank cũng là ngân hàng ghi nhận thu nhập ngoài lãi cao nhất hệ thống trong năm qua. Tại ngân hàng riêng lẻ, thu nhập từ hoạt động bảo hiểm của VPBank tăng 140% so với năm trước và chiếm 17% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ.

Những ngân hàng có doanh số bảo hiểm cao nhất năm 2022: MB đứng đầu với doanh thu hơn 2.000 tỷ đồng

Ngoài ra, đối với ACB, Chứng khoán Bảo Việt cho rằng ACB sẽ ghi nhận đồng đều khoản upfront đáng kể trong vòng 5 năm tới. Riêng giai đoạn 2021 - 2022, con số này có thể lên tới 1.700 tỷ đồng/năm.

Bancassurance hiện đang dần được coi là “nguồn thu béo bở” mang lại doanh thu lớn cho các ngân hàng với loạt thương vụ ký kết độc quyền dài hạn kéo dài 15-20 năm giữa ngân hàng và các công ty bảo hiểm nhân thọ như Techcombank với Manulife; Nam A Bank với FWD; Sacombank với Dai-ichi; Prudential với VIB; VPBank với AIA; ...

Tại tọa đàm "Bancassurance: Tiềm năng và thách thức", TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, thị trường bancassurance tăng trưởng tới 23%. Doanh thu phí từ bancassurance hiện đang chiếm khoảng 5-10% tổng thu nhập hoạt động của mỗi ngân hàng.

“Thị trường bancassurance Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng tích cực do tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ nay tới năm 2025 tăng trung bình 6,5-7%/năm; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm của Việt Nam còn thấp (hiện đang là 2,7% và Chính phủ mong muốn nâng lên mức 3,5% vào năm 2025).

Thêm hàng loạt công ty chứng khoán công bố kết quả kinh doanh năm 2023: VND, CTS, ORS, BSI, HCM, VPS,...

Triển vọng thị trường năm 2024: Các công ty chứng khoán lạc quan trước rủi ro vĩ mô toàn cầu

PVS: Lãi ròng năm 2023 có thể đạt 171% mục tiêu cả năm

Bài thuộc chủ đề Bảo hiểm
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhung-ngan-hang-co-doanh-so-bao-hiem-cao-nhat-nam-2022-mb-dung-dau-voi-doanh-thu-hon-2000-ty-dong-176660.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Những ngân hàng có doanh số bảo hiểm cao nhất năm 2022: MB đứng đầu với doanh thu hơn 2.000 tỷ đồng
POWERED BY ONECMS & INTECH