Tài chính Ngân hàng

Những quy định mới về tiền điện tử và thanh toán quốc tế cần lưu ý

Hoàng Hiếu 22/06/2024 - 18:16

Đến hết năm 2023 đã có hơn 182 triệu tài khoản thanh toán của khách hàng cá nhân, tương ứng với 87,08% người trưởng thành có tài khoản tại ngân hàng.

Ngày 21/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024 của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh “Việc hoàn thiện hành lang pháp lý, đáp ứng các yêu cầu phát triển mới của dịch vụ thanh toán là vô cùng cần thiết”

Phó Thống đốc cho biết, đến hết năm 2023 đã có hơn 182 triệu tài khoản thanh toán của khách hàng cá nhân, tương ứng với 87,08% người trưởng thành có tài khoản tại ngân hàng. Nhiều ngân hàng đã có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số. Tỷ lệ khách hàng sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt khoảng 50%.

Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, xu hướng hội nhập quốc tế và nhu cầu của thực tiễn Việt Nam, một số quy định trước đó cần được nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và thực tiễn cuộc sống đặt ra.

Phó Thống đốc cho rằng, việc Chính phủ ban hành Nghị định 52 về thanh toán không dùng tiền mặt là cơ sở để NHNN tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thanh toán, tạo tiền đề thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Những quy định mới về tiền điện tử và thanh toán quốc tế cần lưu ý
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, nguồn: sbv.gov.vn

Ông Phạm Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết, Nghị định 52 đã bổ sung một số quy định mới về tiền điện tử như: Định nghĩa, làm rõ bản chất của tiền điện tử (Điều 3); quy định cụ thể các hình thức thể hiện của tiền điện tử được sử dụng trong hoạt động thanh toán bao gồm ví điện tử, thẻ trả trước (Điều 6). Đối tượng cung ứng tiền điện tử bao gồm: Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (cung ứng dịch vụ ví điện tử và thẻ trả trước) và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (cung ứng dịch vụ ví điện tử liên kết với tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại ngân hàng).

Ngoài ra, Nghị định 52 cũng bổ sung một số quy định mới về thanh toán quốc tế đó là: Làm rõ khái niệm thanh toán quốc tế, hệ thống thanh toán quốc tế (Điều 3); vai trò quản lý nhà nước của NHNN đối với thanh toán quốc tế (Điều 4); quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài, thực hiện dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế (Điều 5); quy định việc chấp thuận tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và điều kiện để được chấp thuận (Điều 5, Điều 21…

Nghị định 52 cũng bổ sung một số hành vi bị cấm như: Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, ví điện tử nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng tài khoản thanh toán, ví điện tử để hoạt động phi pháp, các hành vi liên quan đến dịch vụ thanh toán và trung gian thanh toán…

>>NHNN: Ngăn chặn việc lợi dụng dịch vụ thanh toán để đánh bạc, cá độ bất hợp pháp mùa World Cup 2022

IMF cảnh báo 'sự sụp đổ nghiêm trọng' của đồng USD khi thị trường tiền điện tử bùng nổ

Cảnh báo: Sinh viên có thể bị phạt tới 50 triệu đồng nếu bán tài khoản thanh toán

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhung-quy-dinh-moi-ve-tien-dien-tu-va-thanh-toan-quoc-te-can-luu-y-239622.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Những quy định mới về tiền điện tử và thanh toán quốc tế cần lưu ý
POWERED BY ONECMS & INTECH