Nợ xấu tăng nhanh, bộ đệm dự phòng của ngân hàng ngày càng mỏng
Việc trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng ngoài chịu chi phối của các quy định cụ thể, cũng phụ thuộc vào chính sách quản trị rủi ro của từng nhà băng.
Trong bối cảnh nợ xấu tăng nhanh, việc giảm trích lập dự phòng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) của các ngân hàng trên giảm mạnh trong nửa đầu năm.
Theo đó, tỷ lệ LLR của Bac A Bank đã giảm từ mức hơn 204% tại thời điểm cuối năm ngoái xuống còn 158%; LPBank giảm từ 142% xuống 78%; TPBank giảm từ 135% xuống còn 61%; Saigonbank giảm từ 47% xuống 44%; PGBank giảm từ 38% xuống 36%.
Việc trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng ngoài chịu chi phối của các quy định cụ thể, cũng phụ thuộc vào chính sách quản trị rủi ro của từng nhà băng.
Thực tế, với những ngân hàng có chiến lược thận trọng, ''kho'' dự phòng rủi ro luôn được duy trì ở mức cao hơn nhiều so với quy định, tỷ lệ LLR thường lên tới 200 – 400%. Tỷ lệ LLR ở mức trên 100%, cho thấy một ngân hàng đang có số tiền dự phòng rủi ro lớn hơn so với số nợ xấu phải đối mặt. Điều này phản ánh khả năng phòng thủ trước khoản nợ khó thu hồi và thể hiện sức khỏe tài chính của một nhà băng.
''Quy định chỉ yêu cầu trích lập tối thiểu chứ không yêu cầu tối đa, "cơm không ăn gạo còn đó", lại an toàn cho ngân hàng, đúng thông lệ quốc tế’’, Chủ tịch một ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất hệ thống từng chia sẻ.
Với những ngân hàng có tỷ lệ LLR ở mức cao, việc giảm trích lập dự phòng để duy trì tăng trưởng lợi nhuận vẫn có thể đảm bảo sức khỏe tài chính. Tuy nhiên, với những ngân hàng đã giảm tỷ lệ LLR xuống dưới mốc 100% (tức số dư nợ xấu đang lớn hơn quỹ trích lập dự phòng) thì biện pháp giữ nhịp lợi nhuận này cũng đặt ra dấu hỏi lớn về tính bền vững cũng như khả năng chống chịu rủi ro trong thời gian tới.
Giảm lãi suất: Chỉ có 2 ngân hàng giảm thật, nhiều nhà băng tăng vọt rồi giảm nhẹ
Thêm một ngân hàng tạm ngừng dịch vụ Internet Banking dành cho khách hàng cá nhân