Nữ NSND được phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, là 'huyền thoại sống' của ngành piano Việt Nam, mẹ là danh cầm từng chơi đàn cho Bác Hồ nghe tại Paris
Suốt cả cuộc đời, nữ nghệ sĩ này đã luôn dành trọn tâm huyết và đam mê cho việc giảng dạy piano cổ điển.
Trong làng nghệ thuật cả phía Bắc lẫn phía Nam, không ít gia đình truyền nối đam mê nghệ thuật từ đời này sang đời khác. Từ ông bà, cha mẹ đến con cháu, họ đều chung tay xây dựng và gìn giữ truyền thống nghệ thuật của gia đình. Điển hình là gia đình Nghệ sĩ Nhân dân Tạ Duy Hiển - người sáng lập ngành xiếc Việt Nam, với 4 thế hệ liên tiếp cùng gắn bó và phát triển ngành xiếc.
Tuy vậy, hiếm có gia đình nào nổi bật như gia đình của Nghệ sĩ Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân Thái Thị Liên - mẹ ruột của GS.TS, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Thu Hà và Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn. Cả mẹ và các con đều là những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực âm nhạc, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển nghệ thuật cũng như đào tạo âm nhạc của nước nhà.
Bà Thái Thị Liên là một trong số nữ danh cầm đầu tiên của Việt Nam. Bà từng sống và tu nghiệp ở Praha và Paris, là người năm 1946 đại diện cho người Việt chơi đàn cho Bác Hồ và quan khách nghe tại Paris. Năm 1956, bà là một trong bảy thành viên sáng lập Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), phụ trách bộ môn piano và biên soạn bộ giáo trình đầu tiên. Bà là thầy của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có hai con bà là Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà - Nguyên Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn.
GS.TS, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Thu Hà (tên đầy đủ là Trần Bạch Thu Hà) là con gái đầu lòng của Nghệ sĩ Nhân dân Thái Thị Liên và nhà cách mạng Trần Ngọc Danh (em trai của Tổng Bí thư Trần Phú). Nghệ sĩ Trần Thu Hà là người có đóng góp lớn cho sự phát triển nền âm nhạc Việt Nam nói chung và chuyên ngành piano nói riêng.
Nghệ sĩ Nhân dân Trần Thu Hà, sinh năm 1949. Năm lên 2 tuổi, bà theo bố mẹ về sống tại chiến khu Việt Bắc. Năm 1969, bà được tuyển chọn đi đào tạo ngành âm nhạc tại Kiev - Liên Xô cũ trong 6 năm. Sau khi tốt nghiệp, bà về nước làm việc. Đến năm 1984, bà tiếp tục trở lại Liên Xô để làm nghiên cứu sinh và nhận bằng Tiến sĩ Âm nhạc tại Nhạc viện Tchaikovsky ở Moskva.
"Tôi may mắn là một trong số những người ở thế hệ đầu được đào tạo bài bản về piano cổ điển tại nước ngoài nên khi về nước, được trường giao nhiệm vụ giảng dạy piano, rồi sau này lên làm quản lý, tôi thấy đó là trách nhiệm và vinh dự của mình", nghệ sĩ Trần Thu Hà chia sẻ.
Nghệ sĩ Nhân dân Trần Thu Hà, với hơn 60 năm học tập và giảng dạy piano chuyên nghiệp, được mệnh danh là "huyền thoại sống" của ngành piano Việt Nam. Dưới sự hướng dẫn của bà, nhiều nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng đã tỏa sáng như: Nguyễn Hoàng Phương - giải Nhất cuộc thi tài năng trẻ dương cầm quốc tế năm 1999 tại Nhật Bản; Trần Thái Linh - giải Nhất đồng đội tại cuộc thi hòa tấu kèn - piano châu Á tại Thái Lan năm 2005; Lưu Hồng Quang - giải đặc biệt tại cuộc thi piano Chopin châu Á năm 2006 và giải Ba tại cuộc thi piano quốc tế bảng C (lứa tuổi 16-19) ở Italy,...
Tiếp nối tình yêu và tâm huyết với âm nhạc từ người mẹ của mình, suốt cả cuộc đời, nghệ sĩ Trần Thu Hà đã luôn dành trọn tâm huyết và đam mê cho việc giảng dạy piano cổ điển, đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ piano cho nền âm nhạc nước nhà. Với những cống hiến miệt mài, tâm huyết trên cả 3 lĩnh vực: Đào tạo, biểu diễn và quản lý, nghệ sĩ Trần Thu Hà được phong Giáo sư, Nhà giáo nhân dân và danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, Huy chương “Vì sự nghiệp Âm nhạc Việt Nam