Trong cùng một điều kiện thử nghiệm thực tế, chi phí năng lượng cho hệ thống máy lạnh trên xe ô tô điện chỉ bằng 1%/năm so với xe dùng động cơ đốt trong bởi cơ cấu vận hành đơn giản hơn.
Công suất và chi phí năng lượng điều hòa xe điện được tính toán dựa trên các bài thử nghiệm theo tiêu chuẩn WLTC - Chu trình thử nghiệm đồng bộ xe hạng nhẹ toàn cầu (Worldwide harmonized Light-duty vehicles Test Cycles). Tiêu chuẩn này được Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc Châu Âu (UNECE) ban hành ngày 1/9/2017, là một trong những bài kiểm tra cao nhất dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng nhiên liệu/năng lượng và khí thải phương tiện hiện nay.
Bài thử nghiệm WLTC bao gồm 4 chu kỳ kiểm tra tương ứng với các điều kiện xe di chuyển khác nhau như tốc độ, quãng đường và thời gian di chuyển với mẫu xe VF 8 Eco, VF 8 Plus, VF 9 Eco.
Ngoài ra, do mức tiêu thụ năng lượng của điều hòa trên xe còn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường bên ngoài, trong cabin, họng gió máy lạnh và năng lượng bức xạ mặt trời nên các bài thử nghiệm sẽ được tính toán thêm các yếu tố này.
Khi hoạt động với công suất 1.67kW, hệ thống điều hòa ô tô điện sẽ tiêu thụ 0.835kWh năng lượng của pin xe trong 1800 giây. Nếu tính theo đơn giá điện bình quân 2,500 đồng/1kWh thì chi phí năng lượng điều hòa cho xe điện chạy trong 1 giờ là: 2,500 * 1.67 = 4,175 đồng.
Như vậy, hoạt động của hệ thống điều hòa ô tô điện tác động trực tiếp đến mức tiêu thụ năng lượng của xe, làm giảm hiệu suất của pin, từ đó ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động của xe.
Chi phí năng lượng điều hòa ô tô điện không thay đổi theo các điều kiện di chuyển khác nhau. Đồng thời mức chi phí năng lượng xe điện tối ưu hơn so với ô tô xăng. Khi xe chạy theo WLTC, chi phí năng lượng điều hòa xe điện thấp hơn chi phí nhiên liệu điều hòa xe xăng 1,365 đồng. Mức chênh lệch này là 2,163 đồng khi vận hành trong đường đô thị và lên đến 3,851 đồng khi xe không chạy, chỉ bật điều hoà.
Hệ thống điều hoà trên xe điện hoạt động bằng gas hay còn gọi là môi chất lạnh, là chất trao đổi nhiệt trong trạng thái tuần hoàn của điều hòa ô tô. Gas lạnh có nhiệm vụ hấp thụ nhiệt khi bay hơi và giải phóng nhiệt khi hóa lỏng giúp giảm/tăng nhiệt độ trong cabin ô tô.
Như vậy, gas là nhiên liệu tác động trực tiếp đến khả năng làm mát của hệ thống điều hòa xe điện. Trong quá trình hoạt động, khí gas có thể hao hụt khi thẩm thấu qua các bộ phận khác, ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy nén - bộ phận quan trọng trong hệ thống điều hòa ô tô điện. Vì vậy, người dùng cần nạp gas cho điều hòa theo chu kỳ 1 năm hoặc sau 20.000 – 30.000 km.
Loại gas điều hòa ô tô được sử dụng phổ biến hiện nay là R134a thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người dùng. Thông thường, lượng gas cần được nạp vào hệ thống điều hòa xe ô tô điện dao động từ 0,5 - 0,72kg tùy vào dòng xe.
Cơ cấu hệ thống máy lạnh của ô tô điện và ô tô dùng động cơ đốt trong không có nhiều khác biệt. Hệ thống này vẫn gồm các thành phần như máy nén, dàn nóng, dàn lạnh, quạt, bộ lọc, van tiết lưu… Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống này là cách cung cấp năng lượng cho máy nén.
Ở ô tô điện, máy nén được kết nối trực tiếp với bộ pin của xe nên hệ thống máy lạnh gần như hoạt động độc lập với động cơ trong khi với ô tô truyền thống, máy nén vận hành bằng cách kết nối với động cơ thông qua dây đai, nên xe phải nổ máy mới dùng được máy lạnh nếu không muốn xe bị hết ắc-quy. Đây là lý do khiến hệ thống máy lạnh trên xe xăng tiêu tốn nhiều năng lượng hơn xe điện.
BIDV phân bổ tiền từ trái phiếu xanh cho dự án điện gió và ô tô điện
Cụ ông bức xúc vì không được sạc ô tô điện ở nhà, phải chuyển sang mua xe hybrid