Thế giới

Ông lớn mang công nghệ cao tới Việt Nam hỗ trợ lĩnh vực điện hạt nhân: Hiện diện tại 57 quốc gia, có tới 70 năm kinh nghiệm

Lục Cố 25/10/2024 20:17

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhất trí Tập đoàn Rosatom sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Gã khổng lồ hàng đầu thế giới về năng lượng hạt nhân

Rosatom, tên đầy đủ là Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (State Atomic Energy Corporation Rosatom), là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

Ông lớn mang công nghệ cao tới Việt Nam hỗ trợ lĩnh vực năng lượng hạt nhân hòa bình: Hiện diện tại 57 quốc gia toàn thế giới, có tới 70 năm kinh nghiệm - ảnh 1
Rosatom là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Rosatom có trụ sở tại Moscow, trực thuộc Chính phủ Nga và có tới 70 năm kinh nghiệm. Tập đoàn này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các lò phản ứng hạt nhân và nhà máy điện hạt nhân trong nước mà còn mở rộng hoạt động quốc tế để trở thành một trong những nhà cung cấp công nghệ và dịch vụ hạt nhân hàng đầu toàn cầu.

Rosatom được thành lập trên cơ sở Bộ Năng lượng Nguyên tử của Liên bang Nga và đã nhanh chóng phát triển thành một tập đoàn tích hợp toàn diện, bao gồm các công ty liên quan đến nghiên cứu, phát triển, xây dựng, sản xuất và cung cấp nhiên liệu hạt nhân.

Rosatom dẫn đầu trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ nhiên liệu hạt nhân, hiện đang xây dựng 22 đơn vị điện hạt nhân tại 7 quốc gia và đã hoàn thành 8 đơn vị ở nước ngoài trong tám năm qua. Danh mục hợp đồng quốc tế của Rosatom bao gồm 33 lò phản ứng hạt nhân tại 11 quốc gia, củng cố vị thế mạnh mẽ của tập đoàn trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân toàn cầu.

Các sản phẩm công nghệ cao mới, cả trong và ngoài lĩnh vực hạt nhân, đóng vai trò quan trọng trong hợp tác quốc tế của Rosatom. Những sản phẩm này bao gồm các cải tiến trong nhà máy điện hạt nhân vừa và nhỏ, cho cả ứng dụng ngoài khơi và trên bờ, cùng với các trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân, thiết bị y tế và trung tâm chiếu xạ đa năng.

Hiện nay, Rosatom cung cấp hơn 70% đồng vị phóng xạ được sản xuất toàn cầu cho hơn 50 quốc gia, phục vụ nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm y tế, nông nghiệp và nghiên cứu khoa học.

Năm ngoái, Rosatom đạt doanh thu kỷ lục 16,4 tỷ USD từ các hoạt động quốc tế, trong đó hơn 12 tỷ USD đến từ các quốc gia đối tác thân thiện. Tổng giám đốc Rosatom Alexey Likhachev cho biết vị thế dẫn đầu quốc tế của Rosatom dựa trên hai yếu tố chính. Đầu tiên là nhờ công nghệ hàng đầu, đã được thử nghiệm và chứng minh tại Nga. Thứ hai là dịch vụ toàn diện vượt xa việc cung cấp nhà máy điện hạt nhân.

Rosatom không chỉ xây dựng nhà máy mà còn hỗ trợ phát triển toàn bộ ngành công nghiệp từ đầu, đóng góp vào hoạt động nghiên cứu, thiết lập khuôn khổ pháp lý, thúc đẩy sản xuất tại địa phương và đào tạo chuyên sâu cho nhân sự.

Ông nhấn mạnh rằng Rosatom luôn hợp tác với các quốc gia đối tác dựa trên nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng, nhằm giúp họ đạt được sự độc lập về công nghệ.

Hiện nay, Rosatom có mặt tại 57 quốc gia trên toàn thế giới, thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạt nhân, cung cấp sản phẩm và dịch vụ, hoặc thực hiện các hoạt động hợp tác khác.

Các lĩnh vực hoạt động chính

Rosatom là một tập đoàn tích hợp đa lĩnh vực trong ngành hạt nhân. Rosatom đã xây dựng và quản lý hàng loạt nhà máy điện hạt nhân tại Nga và trên toàn thế giới. Họ cung cấp công nghệ lò phản ứng thế hệ 3+ (VVER) cho nhiều quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Belarus, Ấn Độ…

Tập đoàn cũng sở hữu công ty con TVEL chuyên sản xuất nhiên liệu hạt nhân, cung cấp nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân và đóng góp vào sản lượng điện ổn định tại nhiều quốc gia.

Rosatom cũng cung cấp các dịch vụ bảo trì, nâng cấp và tối ưu hóa các nhà máy điện hạt nhân hiện có nhằm nâng cao hiệu suất và đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành.

Đáng chú ý, Rosatom đã đầu tư mạnh vào R&D với các trung tâm nghiên cứu hiện đại. Tập đoàn Nga cũng phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, bao gồm điện gió, pin năng lượng mặt trời và các giải pháp lưu trữ năng lượng.

Đồng thời, tập đoàn cũng phát triển các giải pháp cho việc xử lý và lưu trữ chất thải phóng xạ, đảm bảo an toàn cho môi trường và cộng đồng.

Một số dự án lớn của Rosatom đã và đang triển khai bao gồm nhà máy điện hạt nhân Akkuyu tại Thổ Nhĩ Kỳ. Dự án này là hợp tác quan trọng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, đánh dấu nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, với 4 lò phản ứng, mỗi lò có công suất 1.200 megawatt.

Ông lớn mang công nghệ cao tới Việt Nam hỗ trợ lĩnh vực năng lượng hạt nhân hòa bình: Hiện diện tại 57 quốc gia toàn thế giới, có tới 70 năm kinh nghiệm - ảnh 2
Nhà máy điện hạt nhân Akkuyu

Hay nhà máy điện hạt nhân Kudankulam tại Ấn Độ là dự án hợp tác Nga - Ấn có quy mô lớn, trong đó Rosatom đóng vai trò chính trong việc thiết kế và xây dựng. Kudankulam được coi là một trong những nhà máy điện hạt nhân an toàn và hiện đại nhất tại Ấn Độ.

Rosatom nhấn mạnh: "Nhà máy điện hạt nhân đã trở thành biểu tượng của sự hợp tác hiệu quả giữa hai quốc gia. 6 đơn vị năng lượng của nhà máy sẽ trở thành nền tảng đáng tin cậy cho sự độc lập về năng lượng, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Ấn Độ".

Rosatom nổi tiếng với công nghệ lò phản ứng VVER (Water-Water Energetic Reactor) an toàn, hiệu quả. Tập đoàn cũng đang phát triển các công nghệ lò phản ứng nhỏ gọn (Small Modular Reactors - SMR), phù hợp với các khu vực ít có điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng lớn.

Rosatom còn đóng góp quan trọng vào an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Tập đoàn cũng tạo ra hàng nghìn việc làm và đóng góp vào phát triển kinh tế tại các quốc gia đối tác.

Hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, đào tạo chuyên gia

Mới đây, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo BRICS mở rộng năm 2024 tổ chức tại Kazan (Nga), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Alexey Likhachev, Tổng Giám đốc Rosatom.

Ông lớn mang công nghệ cao tới Việt Nam hỗ trợ lĩnh vực năng lượng hạt nhân hòa bình: Hiện diện tại 57 quốc gia toàn thế giới, có tới 70 năm kinh nghiệm - ảnh 3
Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Alexey Likhachev, Tổng Giám đốc Tập đoàn Rosatom (Ảnh: Hồng Phong)

Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của Nga trong việc thiết kế, vận hành Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, phát triển Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga trong việc đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

Ông đồng thời nhất trí với việc Tập đoàn Rosatom sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gồm chuyên gia, kỹ sư và công nhân lành nghề trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

>> Lộ diện siêu cường vừa 'soán ngôi' Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới

Huy động cỗ máy công nghệ cao, láng giềng Việt Nam xây hầm đường sắt cao tốc dưới biển dài nhất thế giới, dự kiến 2026 sẽ hoàn thành

Huy động công nghệ cao, láng giềng Việt Nam xây thành công tòa chung cư 10 tầng chỉ trong 29 tiếng, đạt bước tiến không tưởng cho ngành kỹ thuật - xây dựng

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/ong-lon-mang-cong-nghe-cao-toi-viet-nam-ho-tro-linh-vuc-nang-luong-hat-nhan-hoa-binh-hien-dien-tai-57-quoc-gia-toan-the-gioi-co-toi-70-nam-kinh-nghiem-128993.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ông lớn mang công nghệ cao tới Việt Nam hỗ trợ lĩnh vực điện hạt nhân: Hiện diện tại 57 quốc gia, có tới 70 năm kinh nghiệm
    POWERED BY ONECMS & INTECH