Ông Tập Cận Bình họp với các chủ nhà băng lớn nhất, Trung Quốc tìm cách ngăn khủng hoảng BĐS lan sang ngân hàng
Hội nghị Công tác Tài chính quốc gia đang diễn ra trong các ngày 30-31/10 tại thủ đô Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ thắt chặt hơn nữa quyền kiểm soát của mình đối với ngành tài chính trị giá 61 nghìn tỷ USD của Trung Quốc. Ngay sau khi ông cùng lãnh đạo nhà nước và các chủ ngân hàng hàng đầu để đưa ra phương hướng phát triển trong 5 năm tới.
Diễn biến xảy ra trong bối cảnh ngành ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận thấp kỷ lục và cuộc trấn áp chống tham nhũng đã bắt giữ hơn 100 quan chức và giám đốc điều hành trong năm nay. Theo đó, ông Tập sẽ tổ chức Hội nghị Công tác Tài chính quốc gia kín, diễn ra hai lần một thập kỷ vào ngày (30-31/10) tại thủ đô Bắc Kinh.
Theo các nhà phân tích cho biết, ông Tập được kỳ vọng sẽ đặt sự lãnh đạo “tập trung và thống nhất” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tăng cường giám sát lĩnh vực tài chính lên trên tất cả các mục tiêu chính sách khác. Sự ổn định tài chính cũng sẽ là ưu tiên hàng đầu khi các cơ quan chức năng tại đây đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn nền kinh tế trì trệ. Cùng với đó ngăn chặn kịp thời những rắc rối trong ngành bất động sản lan sâu hơn sang lĩnh vực ngân hàng.
Các nhà kinh tế của Bloomberg Intelligence do David Qu nhận định đây “có thể trở thành một sự kiện hoành tráng đối với lĩnh vực tài chính” . “Lĩnh vực bất động sản ngập trong nợ nần đang đe dọa rung chuyển hệ thống tài chính, làm tăng thêm tính cấp thiết của hội nghị.”
Cuộc họp diễn ra vào thời điểm then chốt đối với Trung Quốc trong bối cảnh ngày càng có nhiều câu hỏi đặt ra về quỹ đạo chính trị và kinh tế của đất nước. Các nhà đầu tư nước ngoài đã rút tiền khỏi Trung Quốc với tốc độ kỷ lục và các công ty Phố Wall như Goldman Sachs Group Inc. đã thu hẹp lại các kế hoạch mở rộng tại thị trường này.
Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1997, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, mục tiêu bao trùm của hội nghị là thúc đẩy cải cách tài chính nhằm hỗ trợ ổn định và tăng trưởng kinh tế. Hội nghị đã bị trì hoãn một năm do ảnh hưởng của Covid-19.
Vai trò của Đảng Cộng Sản Trung Quốc
Theo tờ Bloomberg, ông Tập có thể sẽ sử dụng cuộc họp để nhấn mạnh những thay đổi mới gần đây. Đầu năm nay, việc giám sát ngành tài chính đã được cải tiến với việc thành lập Ủy ban Tài chính Trung ương mới và chuyển một số trách nhiệm từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sang cơ quan do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát.
Sheng Song Cheng, cựu Giám đốc bộ phận phân tích và thống kê của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC), cho biết Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã nhấn mạnh quyền kiểm soát của mình đối với lĩnh vực tài chính thông qua nỗ lực chống tham nhũng và cải cách quy định. “Cuộc họp chắc chắn sẽ đặt sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào một vị trí có ảnh hưởng quan trọng đối với mọi hoạt động tài chính”.
Đồng thời, ông Tập cũng đang thúc đẩy ngành tài chính bằng cách cắt giảm lương, nhằm tuân thủ vấn đề mang tên “ thịnh vượng chung”. Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh đến việc tái phân phối của cải tại Trung Quốc và đề cập đến mục tiêu "thịnh vượng chung" ít nhất 65 lần trong các bài phát biểu và cuộc họp trong năm nay.
Tính ổn định và rủi ro
Hiện tại, điều quan trọng mà các cơ quan chức năng phải đưa ra đó là định hướng rõ ràng tại cuộc họp nhằm giải quyết các vấn đề nợ nần và ngăn chặn khủng hoảng. Đồng thời các cơ quan quản lý có thể tìm ra cách hạn chế rủi ro đạo đức thông qua việc giám sát chặt chẽ hơn.
Trong năm qua, Bắc Kinh đã yêu cầu các ngân hàng lớn nhất quốc gia gánh vác một số trách nhiệm, bằng cách cung cấp hỗ trợ tín dụng cho các nhà phát triển gặp khó khăn. Đồng thời cấp vốn cho chính quyền địa phương, vốn đang gánh khoản nợ trên dưới 9 nghìn tỷ USD.
Liu Xiaochun, phó Giám đốc Viện Tài chính Thượng Hải, cho biết Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục buộc chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm giải quyết các khoản nợ tiềm ẩn hiện có và ngăn chặn các khoản nợ bất hợp pháp mới. Theo ông Liu, các nhà chức trách cũng có thể đẩy nhanh quá trình cải cách cơ chế bán trước khi hoàn thiện tại thị trường bất động sản nội địa để hỗ trợ quá trình phục hồi.
Cải cách tài chính
Raymond Yeung, nhà kinh tế trưởng của Greater China tại Australia & New Zealand Banking Group, cho biết, với việc Trung Quốc có thể ưu tiên ổn định tài chính trong những năm tới. Cơ hội cho bất kỳ cải cách thể chế quy mô lớn, quyết liệt nào đối với hệ thống tài chính là rất nhỏ .
Tuy nhiên, hội nghị có thể kết thúc bằng việc phân công nhiệm vụ rõ ràng hơn giữa Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Cục Quản lý Tài chính Quốc gia và Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc , những cơ quan hình thành khuôn khổ giám sát tài chính, ông Liu nhấn mạnh.
Ông cũng bày tỏ mong đợi sự rõ ràng hơn về chức năng của Ủy ban Tài chính Trung ương mới thành lập của Trung Quốc trong thời gian sắp tới.
Phục vụ nền kinh tế
Theo ông Qu, lĩnh vực tài chính cần thúc đẩy việc cho vay nhiều hơn đối với các ngành công nghiệp chủ chốt như công nghệ cao, năng lượng mới và bảo vệ môi trường. Đồng thời bổ sung các sáng kiến nhằm thúc đẩy tiêu dùng và các lĩnh vực dịch vụ.
Thông qua cuộc họp có thể thúc đẩy hỗ trợ nhiều hơn cho các lĩnh vực công nghệ cao và các lĩnh vực yếu kém hơn như các dự án nông nghiệp và nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn.
Nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu cải thiện trong quý 3, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số bán lẻ tăng 5,5% trong tháng 9, cao hơn nhiều so với dự báo và là mức cao nhất kể từ tháng 5 vừa qua.
Trung Quốc mở rộng điều tra tài chính, Evergrande buộc phải thanh toán nợ
Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp ông Medvedev, bàn về vấn đề Ukraine và Syria
Ông Trump mời chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới dự lễ nhậm chức