Phát hiện 4 loại vitamin giúp nâng cao miễn dịch, tránh xa virus gây bệnh được các bác sĩ đầu ngành khuyên dùng
Những loại vitamin này giúp duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch, đồng thời có khả năng chống lại nhiễm trùng, đặc biệt là trong mùa lạnh và cúm.
Để giúp bạn chống lại bệnh cúm hoặc hạn chế cảm lạnh và các loại virus gây bệnh, các chuyên gia dinh dưỡng đã chia sẻ một số loại vitamin tốt nhất mà bạn có thể hấp thu được từ thực phẩm để nâng cao miễn dịch, tránh xa virus gây bệnh.
Vitamin E
Vitamin E là một loại vitamin tan trong dầu, thường được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm bao gồm dầu thực vật, ngũ cốc, thịt, gia cầm, trứng và trái cây.
Vitamin E rất cần thiết trong việc duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vai trò chính của nó là hoạt động như một chất chống oxy hóa, thu gom các gốc tự do gây hại cho tế bào. Vitamin E còn giúp tăng cường chức năng miễn dịch và ngăn hình thành cục máu đông.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, việc bổ sung vitamin E cùng với omega-3 có thể làm giảm LDL và triglyceride ở những người có mức mỡ máu cao, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện tình trạng sức khỏe.
Vì vitamin E có rất nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe, bao gồm giảm viêm và cải thiện chức năng miễn dịch. Nên việc bổ sung vitamin E sẽ có lợi cho những người có nhu cầu tăng hoặc không được cung cấp đủ vitamin E trong chế độ ăn uống hằng ngày, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
Vitamin C
Vitamin C hữu ích trong việc đẩy lùi các bệnh tật khác như cho các bệnh nhiễm trùng khác bao gồm bệnh nướu, mụn trứng cá, viêm phế quản, bệnh suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Ngoài ra, uống vitamin C bằng đường uống hoặc đường tiêm sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị thiếu vitamin C, bao gồm cả bệnh scurvy.
Bên cạnh đó, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C như một phần của chế độ ăn kiêng có thể cải thiện hiệu suất vận động thể chất và sức mạnh cơ bắp ở người già. Đồng thời giúp bổ sung vitamin C có thể để cải thiện lượng oxy trong khi tập thể dục ở tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, độ tuổi trung niên cần cân nhắc khi sử dụng vitamin C bởi dạng vitamin này dường như không cải thiện sức mạnh cơ bắp ở những người đàn ông lớn tuổi khi đang thực hiện chế độ tập luyện.
Vitamin D
Vitamin D là một trong những số vitamin quan trọng đối với cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin D có thể dẫn tới nhiều hậu quả cho sức khỏe, tăng nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh tiểu đường type 1, đau cơ và xương, và nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến ung thư vú, đại tràng, tuyến tiền liệt, buồng trứng, thực quản và hệ bạch huyết.
Vitamin D là thành phần cần thiết để xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, do canxi là thành phần chính của xương và chỉ có thể được cơ thể hấp thụ khi có vitamin D. Cơ thể bạn tạo ra vitamin D khi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên da và chuyển hóa chất trong da thành dạng hoạt động của vitamin (calciferol).
Vitamin D không có trong nhiều loại thực phẩm, nhưng bạn có thể lấy nó từ sữa được bổ sung vitamin D, ngũ cốc bổ sung và các loại cá béo như cá hồi, cá thu và cá mòi.
Lượng vitamin D mà làn da của bạn tạo ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm thời gian trong ngày, mùa, vĩ độ và sắc tố da. Tùy thuộc vào nơi sống và lối sống của bạn, việc sản xuất vitamin D có thể giảm hoặc mất hoàn toàn trong những tháng mùa đông. Kem chống nắng cũng có thể làm giảm sản xuất vitamin D. Bổ sung vitamin D là điều cần thiết cho người già. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định bổ sung vitamin D để đảm bảo dạng vitamin này phát huy hiệu quả đối với cơ thể của bạn.
Axit béo omega-3
Axit béo omega-3 là một chất béo quan trọng cần phải bổ sung từ chế độ ăn uống. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không biết Axit béo omega-3 là gì, thành phần của omega-3 cũng như các cách bổ sung chúng vào cơ thể.
Theo đó, omega-3 là một họ gồm các axit béo đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể và có lợi cho sức khỏe, vì cơ thể bạn không thể tự sản xuất ra omega-3, bạn phải bổ sung chúng từ chế độ ăn uống hàng ngày. Ba loại axit quan trọng nhất trong gia đình omega-3 là ALA (axit alpha-linolenic), DHA (axit docosahexaenoic) và EPA (axit eicosapentaenoic). ALA chủ yếu được tìm thấy trong thực vật, trong khi DHA và EPA thường tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và tảo.
Các loại thực phẩm phổ biến có nhiều axit béo omega-3 bao gồm cá béo, dầu cá, hạt lanh, hạt chia, dầu hạt lanh và quả óc chó. Đối với những người không có thói quen thường xuyên ăn các thực phẩm kể trên nên bổ sung omega-3 từ các nguồn khác, chẳng hạn như dầu cá hoặc dầu tảo.
Omega-3 đã được chứng minh là có khả năng chống viêm. Ngược lại, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng việc ăn quá nhiều omega-6 sẽ chống lại các tác dụng có lợi này. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để phòng tránh những rủi ro không đáng có.
Lý do bạn không nên uống nước ngay sau khi ăn
6 sai lầm trong sử dụng thực phẩm hàng ngày mà nhiều người hay mắc phải