Quốc gia mệnh danh 'con hổ châu Á' lung lay: Nguy cơ suy thoái kỹ thuật cận kề, hàng loạt trụ cột kinh tế suy yếu?
Sự bứt phá bất ngờ trong quý đầu năm được thúc đẩy bởi hoạt động sản xuất và xuất khẩu, khi các doanh nghiệp Singapore gấp rút hoàn tất đơn hàng trước khi thuế quan của Mỹ có hiệu lực. Tuy nhiên, đà tăng này đang có nguy cơ “hụt hơi,” theo nhận định của bà Charu Chanana, chiến lược gia đầu tư tại Saxo Markets.
Dù kinh tế mở màn năm 2025 với tốc độ tăng trưởng vượt kỳ vọng, mới đây, Singapore cảnh báo nguy cơ rơi vào suy thoái kỹ thuật do căng thẳng thương mại toàn cầu, đặc biệt là từ các biện pháp thuế quan của Mỹ.
Theo số liệu cuối cùng từ Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI), GDP quý I tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo trung bình 3,6% và nhỉnh hơn ước tính ban đầu 3,8% của Chính phủ. Tuy nhiên, trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, GDP quý I lại giảm 0,6% so với quý trước, thấp hơn mức dự báo giảm 1%. Đồng nội tệ Singapore và chỉ số chứng khoán chính Straits Times gần như không thay đổi sau báo cáo.
MTI giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm 2025 ở mức 0%–2%, sau khi điều chỉnh giảm gần đây do lo ngại tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ. Thủ tướng Lawrence Wong trước đó cũng cảnh báo rằng nguy cơ suy thoái không thể bị loại trừ.
“Kinh tế Singapore có thể rơi vào suy thoái kỹ thuật – nghĩa là GDP giảm hai quý liên tiếp so với quý trước. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nền kinh tế đang suy thoái nghiêm trọng, vì nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì tăng trưởng vẫn còn dương”.
Lần gần nhất Singapore rơi vào suy thoái kỹ thuật là vào năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Trước đó, nền kinh tế nước này cũng từng trải qua bốn quý liên tiếp tăng trưởng âm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Tăng trưởng quý I nhờ xuất khẩu “chạy đua” tránh thuế
Sự bứt phá bất ngờ trong quý đầu năm được thúc đẩy bởi hoạt động sản xuất và xuất khẩu, khi các doanh nghiệp gấp rút hoàn tất đơn hàng trước khi thuế quan của Mỹ có hiệu lực. Tuy nhiên, đà tăng này đang có nguy cơ “hụt hơi,” theo nhận định của bà Charu Chanana, chiến lược gia đầu tư tại Saxo Markets.
“Singapore vẫn còn dư địa để chống đỡ các cú sốc bên ngoài nhờ vào chính sách tài khóa thận trọng và linh hoạt”, bà Chanana nói thêm.
Dữ liệu cho thấy ngay từ đầu năm, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với sự phục hồi chậm của kinh tế Trung Quốc đã ảnh hưởng đáng kể đến khu vực châu Á. Tuy nhiên, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đồng ý tạm ngừng leo thang căng thẳng, thiết lập một giai đoạn đàm phán kéo dài 90 ngày, trong đó cả hai bên cam kết hạ mức thuế đối với hàng hóa của nhau.
“Triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn bị bao phủ bởi nhiều bất ổn, với rủi ro nghiêng về chiều tiêu cực”, ông Beh nói thêm. Ông cũng cảnh báo rằng việc các biện pháp thuế quan được tái khởi động có thể dẫn đến một cuộc chiến thương mại toàn cầu thực sự. Ngoài ra, nguy cơ gián đoạn quá trình giảm phát toàn cầu và suy thoái kinh tế có thể gây xáo trộn dòng vốn quốc tế.
Các lĩnh vực xuất khẩu đối mặt với suy yếu
Trước viễn cảnh đó, các ngành kinh tế như sản xuất, thương mại bán buôn, vận tải và kho bãi được dự báo sẽ chậm lại trong năm nay. Lĩnh vực tài chính – bảo hiểm cũng sẽ chịu áp lực do hoạt động giao dịch yếu đi, trong khi tiêu dùng nội địa vẫn ảm đạm.
Với quy mô thương mại gấp khoảng ba lần GDP, Singapore tiếp tục là nền kinh tế dễ bị tổn thương trước bất kỳ sự suy giảm kéo dài nào của thương mại toàn cầu. Bộ Thương mại và Công nghiệp cho biết sẽ điều chỉnh dự báo tăng trưởng nếu cần thiết.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Edward Robinson – Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) – cho biết Ngân hàng Trung ương sẽ đánh giá toàn diện chính sách tiền tệ trước kỳ họp tháng 7. “Lập trường chính sách hiện tại vẫn phù hợp”, ông Robinson nhấn mạnh. Tháng trước, MAS đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai trong năm nay nhằm hỗ trợ tăng trưởng.