Điểm đến

Quốc gia phát triển thịnh vượng bỗng 'bốc hơi' trong nháy mắt, bất ngờ xuất hiện trở lại sau gần 2.000 năm

Thùy Dung 25/01/2024 - 21:12

Đây là một quốc gia cổ phát triển phồn thịnh nhờ nằm trên con đường tơ lụa. Tuy nhiên, không hiểu vì sao nó đột nhiên biến mất một cách bí ẩn.

Cổ quốc thịnh vượng bỗng biến mất bí ẩn

Theo “Sử ký - Đại Uyển liệt truyện” và “Hán thư - Tây Vực truyện” ghi chép, Lâu Lan là một quốc gia cổ, xuất hiện từ thế kỷ thứ 2 TCN ở vùng đông bắc sa mạc La Bố, Tân Cương. Phía đông giáp Đôn Hoàng (tỉnh Cam Túc, Trung Quốc); phía tây bắc giáp với An Kỳ và Úy Lê (Tân Cương); phía tây nam giáp với Nhược Khương và Thả Mạt (Tân Cương).

Nằm trên tuyến đường tơ lụa, Lâu Lan nhanh chóng trở thành một quốc gia phồn thịnh nhờ những hoạt động mậu dịch. Tuy phát triển mạnh mẽ, Lâu Lan chỉ tồn tại vài trăm năm và biến mất một cách bí ẩn, có người đã gọi Lâu Lan là “Pompeii giữa lòng sa mạc”. Lâu Lan được biết đến với cái tên tiếng Nga là Krorayina hay Kroran.

Hình ảnh về thành cổ Lâu Lan được tái hiện lại bằng tranh

Hình ảnh về thành cổ Lâu Lan được tái hiện lại bằng tranh

Quốc gia cổ đại Lâu Lan không để lại bất kỳ tài liệu lịch sử nào, chỉ có thể nghiên cứu qua các ghi chép trong sách sử của các nước láng giềng. Thời điểm được phát hiện, cảnh vật trong thành vẫn nguyên vẹn, rất ít các di hài. Theo các ghi chép, trong 36 nước ở Tây Vực cửa Tân Cương có kinh tế và văn hoá của Lâu Lan phát triển nhất. Lâu Lan có hơn 1.500 hộ gia đình với dân số hơn 14.100 nghìn người.

Vào thời nhà Hán, Lâu Lan thỉnh thoảng trở thành tai mắt của Hung Nô, nhưng cũng có lúc quy thuận triều Hán, khéo léo duy trì quan hệ với cả 2 bên. Ít lâu sau, nhà Hán và Hung Nô phát động chiến sự tại khu vực Lâu Lan. Quốc vương Lâu Lan sau khi suy xét, đã cử một vị hoàng tử đến triều Hán làm con tin, và một vị hoàng tử khác đến Hung Nô. Sau nhiều binh biến chính trị và quân sự, cuối cùng, Lâu Lan đã biến mất theo một cách bí ẩn khiến nhiều nhà khoa học cũng không thể tìm được một cách lý giải chính xác nào.

Nơi đây từng là một trong những quốc gia phát triển tại Tân Cương

Nơi đây từng là một trong những quốc gia phát triển tại Tân Cương

Sự trở lại đầy bất ngờ

Tháng 3 năm 1901, một đoàn thám hiểm người Âu với người dẫn đầu là Hedin (một nhà địa lý, nhà địa hình học, nhà thám hiểm, nhiếp ảnh gia, tác gia du hành nổi tiếng người Thụy Điển) tiến vào sa mạc La Bố Bạc (Lop Nur) – một vùng hồ muối khô cằn nằm giữa sa mạc Taklamakan và sa mạc Kuruktag nơi được mệnh danh là “có đi – không về”. Họ men theo phía tả ngạn khô cạn của một con sông có tên Khổng Tước, rồi tiến nhập vào một tòa thành cổ đổ nát, gần như đã bị chôn vùi trong cát.

Dấu tích về thành cổ này dần hiện ra sau chuyến khảo cổ

Dấu tích về thành cổ này dần hiện ra sau chuyến khảo cổ

Bên trong những bức tường thành dài, rải rác đây đó những xà gỗ chạm khắc hoa văn nửa nổi nửa chìm trong biển cát. Nơi đây giờ chỉ còn cát bay, gió thổi trong thinh lặng mênh mông. Đoàn thám hiểm đứng đầu là Sven Hedin người Thụy Điển đứng giữa một khu phế tích hoang lương mà trước kia có lẽ đã từng là một đô thị trù phú, sầm uất. Ngay lập tức, họ bắt tay vào việc.

Sau một tuần khai quật, họ đã tìm thấy nhiều di chỉ quan trọng, trong số đó là một bức tượng Phật cao 1,15m, 36 tờ giấy có chữ Hán và 120 thẻ tre, ngoài ra còn có vải lụa, vải len, mảnh đồ gốm, hoa tai v.v. và các phế vật của người và động vật đã từng sống tại nơi này.

Tiền xu được tìm thấy tại khu vực thành cổ

Tiền xu được tìm thấy tại khu vực thành cổ

Nghiên cứu của Hedin cuối cùng đã phát hiện rằng thành cổ này là thủ phủ của Lâu Lan. Đó là một quốc gia cổ nằm trên con đường tơ lụa tồn tại từ thế kỷ II TCN ở vùng đông bắc sa mạc La Bố, Tân Cương ngày nay.

Có thể nói, Lâu Lan là một trong những thành tựu khảo cổ vĩ đại nhất của thế kỷ 20. 116 năm sau đó, thành cổ Lâu Lan mở cửa cho mọi người tham quan. Năm 1988, vé tham quan thành cổ Lâu Lan được mở bán trực tuyến.

Hiện tại, giá vé tham quan là 3500 NDT (hơn 11,5 triệu đồng). Ngoài nguyên nhân giá vé cao, đường đến khu di tích khó khăn, phương tiện di chuyển hạn chế cũng là một trong những lý do khiến nơi này thu hút rất ít du khách.

Nguyên nhân Lâu Lan biến mất đến hiện tại vẫn chưa có lời đáp án, vẫn là một bí ẩn của lịch sử. Trong nhiều năm qua, rất nhiều giả thuyết được đặt ra:
1. Lâu Lan biến mất do chiến tranh. Sau thế kỉ thứ 5 sau công nguyên, vương quốc Lâu Lan bắt đầu suy yếu, bị các cường quốc phía Tây thâu tóm, Lâu Lan sau đó bị bỏ hoang.
2. Lâu Lan biến mất do hạn hán và thiếu nước sử dụng trong thời gian dài vì thượng nguồn dòng sông bị chặn và chuyển hướng, người dân Lâu Lan phải bỏ xứ, tìm đến nơi khác sinh sống. Đến hiện nay, Lâu Lan vẫn được xem là quốc gia đầu tiên ban hành luật bảo vệ môi trường.
3. Sự biến mất của Lâu Lan có liên quan đến sự thay đổi của La Bố Bạc, một nhóm các hồ muối nhỏ nằm giữa sa mạc phía đông khu tự trị Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương. Seven Herdin tin rằng, chu kỳ thay đổi của La Bố Bạc là khoảng 1500 năm. Hơn 3000 năm trước, đã có một bộ lạc châu Âu sống tại khu vực Lâu Lan. Hơn 1500 trước, Lâu Lan bước vào kỷ nguyên thịnh vượng. Có thể đây là một trong những nguyên nhân liên quan trực tiếp đến sự biến mất của quốc gia cổ Lâu Lan.
4. Lâu Lan biến mất có thể do ảnh hưởng của việc mở rộng con đường tơ lụa ra phía bắc. Sau khi mở rộng, con đường đi qua Lâu Lan đã bị bỏ hoang, Lâu Lan cũng mất đi những lợi ích xưa kia.

>> Bí ẩn 'con đường thần' chìm trong lòng đất ở vùng đất thiêng Mỹ Sơn: Sử dụng chất kết dính đặc biệt, trải qua hàng nghìn năm vẫn hoành tráng, trang nghiêm

Bên trong thành phố cổ đại 18 tầng sâu nhất thế giới: Nằm ở độ sâu 85m so với mặt đất ngay dưới móng nhà dân, từng có sức chứa khoảng 20.000 người

Kinh ngạc phát hiện thành cổ ‘già’ 4.000 năm tuổi, từng là một khu định cư phức tạp rộng gần 1.100ha

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/quoc-gia-phat-trien-thinh-vuong-bong-boc-hoi-trong-nhay-mat-bat-ngo-xuat-hien-tro-lai-sau-gan-2000-nam-d115464.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Quốc gia phát triển thịnh vượng bỗng 'bốc hơi' trong nháy mắt, bất ngờ xuất hiện trở lại sau gần 2.000 năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH