Thị trường chứng khoán Mỹ phiên 10/3/2022 giảm điểm trở lại sau phiên tăng mạnh trước đó. Nguyên nhân được chỉ ra là bởi các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga - Ukraine đã không được như ý muốn của các bên cũng như mức lạm phát kỷ lục của Mỹ 40 năm qua.
Dow Jones giảm 112,18 điểm xuống 33.174,07 điểm; S&P 500 giảm 18,36 điểm xuống 4.259,52 điểm; Nasdaq giảm 125,58 điểm xuống 13.129,96 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 10/3 là 12,5 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với trung bình 20 phiên 13,65 tỷ cổ phiếu.
Cả ba chỉ số đều chốt phiên cao hơn đáng kể so với mức thấp nhất trong ngày. 6 trong số 11 lĩnh vực chính thuộc S&P 500 đóng cửa trong sắc đỏ với công nghệ giảm mạnh nhất, chiều ngược lại là năng lượng.
Bất ổn liên quan tình hình chiến sự Ukraine tiếp tục thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến tài sản an toàn.
Biến động hàng ngày trên thị trường cổ phiếu “đang do tác động từ yếu tố địa chính trị nhiều hơn là thông tin kinh tế”, theo Paul Nolte, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Kingsview Asset Management, Chicago, bang Illinois.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ tháng 2 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất 40 năm.
Thị trường hiện hoàn toàn tin Fed sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách tuần sau nhưng CPI cho thấy cơ quan này có thể hành động “mạnh tay hơn” để ứng phó lạm phát trong năm tới.
“Fed vẫn được kỳ vọng tăng lãi suất 4 – 7 lần trong một, hai năm tới để kiểm soát tăng trưởng kinh tế”, Nolte nói. “Điều phức tạp là Fed chưa từng tăng lãi suất khi đường cong lợi suất trái phiếu duỗi thẳng và biến động cao. Họ đang cố tăng lãi suất trong bối cảnh thị trường rối loạn”.
Goldman Sachs trở thành ngân hàng đầu tư lớn đầu tiên của Mỹ thông báo dừng hoạt động tại Nga. Cổ phiếu Goldman Sachs mất giá 1,1%.
Căng thẳng Mỹ-Nga bao trùm thị trường toàn cầu
Thị trường tài chính thế giới bùng nổ, VN-Index tiếp tục điều chỉnh