Sai phạm quy hoạch điện VII: Nguồn điện mặt trời được duyệt gấp 19 lần quy hoạch

30-12-2023 18:44|Hồ Nga

Kết quả thanh tra cho thấy Bộ Công Thương đã phê duyệt, tham mưu trình Chính phủ phê duyệt 168 dự án, trong đó có 137 dự án giai đoạn 2016-2020.

Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo quy hoạch điện VII và quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Nguồn điện mặt trời gấp 19,2 lần quy hoạch

Theo quy hoạch, đối với năng lượng tái tạo, ưu tiên đẩy nhanh phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời, đưa tổng công suất từ mức không đáng kể lên mức 850MW vào năm 2020; khoảng 4.000MW vào năm 2023; điện năng sản xuất từ nguồn điện mặt trời chiếm khoảng 0,5% vào năm 2020 và 1,6% vào năm 2025.

>> Hai dự án điện mặt trời được áp giá FIT không đúng quy định đã 'sang tay' nhà đầu tư Thái Lan

Tuy vậy, Bộ Công hương, trong thời gian từ tháng 3/2016 đến 31/12/2020 đã có 168 dự án điện mặt trời với tổng công suất 14.707MW (gấp 17,3 lần quy hoạch) được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh và quy hoạch phát triển điện Quốc gia.

Trong số này có 137 dự án có tiến độ vận hành giai đoạn 2016-2020 với công suất 9.366MW (gấp 11 lần quy hoạch); đến cuối 2020 tổng công suất điện nối lưới đã đầu tư thực tế là 8.642MW (gấp 10,2 lần quy hoạch).

Ngoài điện mặt trời nối lưới, điện mặt trời mái nhà cũng đã đầu tư nhanh với công suất lớn, 7.864MW), nâng tổng công suất nguồn điện mặt trời lên 16.560MW (gấp 19,2 lần quy hoạch), chiếm 23,8% nguồn điện.

5.088MW điện được ký hợp đồng, gấp 6 lần quy hoạch

Trong khi nguồn điện mặt trời được phê duyệt tăng mạnh, thì khu vực các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên lại có phụ tải thấp, cần có phương án truyền tải để giải tỏa công suất, nhưng lưới điện đã không được đầu tư kịp thời, đồng bộ, dẫn đến mất cân đối giữa nguồn và lưới, cơ cấu nguồn điện, vùng miền… gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành hệ thống điện.

Đây cũng là nguyên nhân khiến việc quá tải cục bộ diễn ra trên diện rộng các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk; buộc các nhà máy điện phải giảm phát.

>> Một dự án điện mặt trời 60ha tại Đắc Lắk bị chuyển hồ sơ điều tra sang Bộ Công an

Bên cạnh đó, kết luận điều tra cho thấy, tổng công suất đặt nguồn điện mặt trời dự kiến vận hành thương mại trước năm 2020 đã ký hợp đồng mua bán điện là 5.088MW (vượt xa mục tiêu 850MW). Ngoài giá FIT trả cho chủ đầu tư, chi phí hệ thống tăng thêm ít nhất 5,5 cents/kWWh (bao gồm chi phí truyền tải, chi phí dịch vụ hệ thống…).

Thanh tra Nhà nước cho rằng khi xây dựng đề án quy hoạch điện VII, quy hoạch điện VII điều chỉnh, thì tổng công suất của nguồn điện mặt trời đến năm 2020 là 850MW đã được tính toán dựa trên các tiêu chí cân đối toàn hệ thống.

Vì vậy việc điều chỉnh bổ sung nhiều sự an điện mặt trời, chủ yếu tập trung khu vực miền Trung, Tây Nguyên cần phải có quy hoạch tổng thể về nguồn, lưới truyền tải, phương án giải tỏa công suất… nhưng thực tế đã không thực hiện, không có giải pháp tổng thể.

>> Profile ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương liên quan sai phạm tại Bộ Công Thương

4 doanh nghiệp niêm yết bị điểm tên trong các sai phạm liên quan đến Quy hoạch điện VII

Nhiều sai phạm ở hai dự án điện mặt trời nổi

Bài thuộc chủ đề Nóng sai phạm Quy hoạch Điện VII
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/sai-pham-quy-hoach-dien-vii-nguon-dien-mat-troi-duoc-duyet-gap-19-lan-quy-hoach-217809.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Sai phạm quy hoạch điện VII: Nguồn điện mặt trời được duyệt gấp 19 lần quy hoạch
    POWERED BY ONECMS & INTECH