San bằng cả ngọn núi vì phát hiện đá lạ nặng 12kg, lộ ra kho báu 'khủng' có niên đại lên đến 600 năm
Sau khi các chuyên gia xác định rằng kho báu này mang lại giá trị kinh tế lớn, họ không ngần ngại 'san bằng' quả núi để khai thác.
Tại núi Ailao ở Vân Nam (Trung Quốc), sau khi phát hiện nhiều loại đá kỳ lạ màu nửa xanh nửa đỏ, trong đó có một viên đá nặng đến 12,6kg, các chuyên đã gia ngay lập tức tiến hành một cuộc điều tra. Cuối cùng, họ đưa ra kết luận rằng đó là khoáng vật quý hiếm tourmaline.
Được biết, loại đá này hình thành một cách tự nhiên từ 600-800 năm trước, thông qua quá trình biến đổi khí hậu, núi lửa phun trào,... tạo nên các tinh thể đá quý. Đá tourmaline có sự đa dạng về nguyên tố khi chứa cả sắt, natri, magiê, kali, nhôm và liti. Thường thì tourmaline sẽ có màu hồng, đỏ, xanh lục, xanh lam, đen, thậm chí là nửa này nửa kia (đá 2 màu).
Nhờ màu sắc đa dạng, bắt mắt và độ trong, độ bền cao mà nó thường được dùng để chế tạo trang sức, phụ kiện. Ở khu vực Vân Nam, đá tourmaline được sản xuất với màu sắc phong phú nhưng được sử dụng nhiều nhất là loại màu xanh lá cây trong suốt như pha lê, có thể đạt kích thước khoảng 8cm.
Do có nhiều màu sắc khác nhau, đá tourmaline đôi khi bị nhầm lẫn với các loại đá quý khác. Cho đến nay chưa có đá tourmaline nhân tạo với mục đích thương mại. Để phân biệt loại đá tourmaline, các chuyên gia sẽ dựa vào tính chất và sử dụng các thiết bị giám định kết hợp với nhận định cảm quan để kết luận.
Không chỉ giàu tài nguyên đá tourmaline, Vân Nam còn được gọi là "Vương quốc kim loại màu" của Trung Quốc. Đã tìm thấy 142 loại khoáng sản, 92 loại có trữ lượng đã được chứng minh, 1.274 nơi có nguồn gốc khoáng sản và 54 loại trữ lượng khoáng sản đã được xếp hạng trong số 10 loại khoáng sản hàng đầu trong cả nước.
Kim loại màu là khoáng sản có lợi thế lớn nhất ở Vân Nam. Dự trữ nhôm, kẽm, thiếc đứng đầu Trung Quốc, trữ lượng kim loại đồng và niken đứng thứ ba trong các địa phương ở Trung Quốc.
Về phương pháp khai thác các mỏ đá tourmaline, Trung Quốc đã thiết kế mô hình AI vô cùng hiện đại vừa có hiệu quả cao lại đảm bảo an toàn cho các kỹ sư hoạt động dưới độ sâu hơn 800m. Mô hình này kết hợp giữa công nghệ AI có khả năng nhận dạng trực quan tốt cùng chuyên môn của các nhân viên trên mặt đất, từ đó đánh giá xem các thợ mỏ đã khoan đạt tiêu chuẩn hay chưa.
Nhờ công nghệ này mà hiệu suất thời gian thực đã được nâng cao đáng kể và có sự ứng phó kịp thời, nhanh chóng khi có sự cố xảy ra. Theo thống kê thì công nghệ AI giúp giảm giảm 80% khối lượng công việc xác minh thủ công.
Nhận thấy hiệu quả cao từ công nghệ AI, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã thúc đẩy hỗ trợ xây dựng các kịch bản ứng dụng trí tuệ nhân tạo thế hệ mới vào trong khai khác các mỏ đá quý. Sự thúc đẩy khai thác mỏ quặng theo cách thông minh này hứa hẹn sẽ đem đến hiệu suất cao và giảm thiểu rủi ro xuống mức tối đa.