Xã hội

Sân bay khó hạ cánh bậc nhất thế giới chỉ 50 phi công đủ khả năng chinh phục, đường băng lọt thỏm giữa 2 đỉnh núi cao gần 5.500m

Hải Châu 19/09/2024 07:02

Sân bay này nằm giữa dãy núi hiểm trở của “đất nước Rồng Sấm”, được coi là sân bay khó hạ cánh nhất thế giới.

Sân bay quốc tế Paro tại Bhutan nổi tiếng là một trong những sân bay có độ khó kỹ thuật cao nhất thế giới. Đáng kinh ngạc là chỉ có khoảng 50 phi công trên toàn cầu đủ trình độ chuyên môn để có thể hạ cánh tại đây.

Sân bay này nằm giữa dãy núi hiểm trở của “đất nước Rồng Sấm”, được coi là sân bay khó hạ cánh nhất thế giới. Ảnh: Internet

Sân bay này nằm giữa dãy núi hiểm trở của “đất nước Rồng Sấm”, được coi là sân bay khó hạ cánh nhất thế giới. Ảnh: Internet

Đường băng của Paro dài vỏn vẹn 2.226m, nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi cao sừng sững. Chính vị trí độc đáo này khiến việc hạ cánh trở nên vô cùng thách thức, bởi phi công chỉ có thể nhìn thấy đường băng khi máy bay chuẩn bị chạm đất.

Để hạ cánh an toàn trên đường băng ngắn, nằm giữa các đỉnh núi cao tới 5.486m, phi công cần sở hữu kỹ năng chuyên môn vững vàng và khả năng kiểm soát tinh thần tối đa. Địa hình hiểm trở này cũng đồng nghĩa với việc sân bay Paro không thể tiếp nhận các máy bay phản lực cỡ lớn.

Để hạ cánh an toàn trên đường băng ngắn, nằm giữa các đỉnh núi cao tới 5.486m. Ảnh: Ashui

Để hạ cánh an toàn trên đường băng ngắn, nằm giữa các đỉnh núi cao tới 5.486m. Ảnh: Ashui

Những điều kiện đầy thử thách của Paro đã góp phần làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cho du lịch Bhutan - quốc gia nhỏ bé nằm dưới chân dãy Himalaya, với dân số khoảng 800.000 người và được mệnh danh là "đất nước Rồng Sấm".

Cơ trưởng Chimi Dorji, người đã làm việc tại hãng hàng không quốc gia Druk Air của Bhutan suốt 25 năm cho biết, hạ cánh tại Paro là một thử thách về kỹ năng nhưng không nguy hiểm. Ông nhấn mạnh rằng nếu có nguy hiểm, ông đã không bay.

Bhutan nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, với hơn 97% diện tích là núi non trùng điệp. Thủ đô Thimphu nằm ở độ cao 2.350m so với mực nước biển, nhưng sân bay Paro lại có vị trí thấp hơn một chút.

Hạ cánh tại Paro là một thử thách về kỹ năng nhưng không nguy hiểm. Ảnh minh họa

Hạ cánh tại Paro là một thử thách về kỹ năng nhưng không nguy hiểm. Ảnh minh họa

Paro được xếp vào loại sân bay cấp C, tức là phi công phải trải qua các khóa huấn luyện đặc biệt để có thể hạ cánh. Quá trình hạ cánh hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ năng điều khiển thủ công của phi công, bởi không có hệ thống radar hỗ trợ. Cơ trưởng Dorji cũng nhấn mạnh rằng, phi công phải nắm rõ địa hình xung quanh, vì chỉ cần một sai sót nhỏ có thể khiến máy bay đáp nhầm lên nóc nhà dân.

Hiện nay, sân bay Paro tiếp nhận các chuyến bay quốc tế từ những điểm đến như New Delhi, Bangkok, Kathmandu và đặc biệt từ Hà Nội, bắt đầu từ tháng 10/2024. Các chuyến bay thường được lên lịch vào buổi sáng để tận dụng tối đa điều kiện thời tiết thuận lợi, như hướng gió và nhiệt độ.

>> Bộ Giao thông vận tải đánh giá về dự án sân bay gần 8.000 tỷ trên mặt biển đầu tiên của Việt Nam

200 ngày bứt tốc hoàn thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

TP lớn thứ 3 Việt Nam đề xuất xây dựng thêm sân bay quốc tế 10.000 tỷ, 'chia lửa' với sân bay Nội Bài

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/san-bay-kho-ha-canh-bac-nhat-the-gioi-chi-50-phi-cong-du-kha-nang-chinh-phuc-duong-bang-lot-thom-giua-2-dinh-nui-cao-gan-5500m-d133456.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Sân bay khó hạ cánh bậc nhất thế giới chỉ 50 phi công đủ khả năng chinh phục, đường băng lọt thỏm giữa 2 đỉnh núi cao gần 5.500m
    POWERED BY ONECMS & INTECH