Sạt lở ăn sâu vào cột trụ cây cầu nối Hà Nội với Phú Thọ
Đức Hoàng•01/07/2024 - 08:00
Tình trạng sạt lở bờ sông Đà thuộc địa phận xã Dân Quyền đã ăn sâu vào khu vực chân cầu Trung Hà (phía huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), nguy cơ ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
Cầu Trung Hà bắc qua sông Đà nối huyện Ba Vì (TP Hà Nội) với huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) khánh thành và đi vào hoạt động từ năm 2002. Ảnh: Đức HoàngTheo lãnh đạo UBND xã Dân Quyền (huyện Tam Nông): Hiện nay, tình trạng sạt lở nghiêm trọng xảy ra ở khu 13, 14 và đã ăn sâu vào khu vực chân cầu Trung Hà diện tích từ 200m2 đến 300m2. Ảnh: Đức HoàngĐầu năm 2024, khu vực xung quanh trụ T11 và T12 đã lộ ra các cọc móng trụ có dấu hiệu bị hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn công trình cầu. Ảnh: Đức HoàngNhiều trụ cầu có dấu hiệu "hở chân cột". Ảnh: Đức Hoàng
Để đảm bảo an toàn cho cầu Trung Hà, từ đầu năm 2024, Sở GTVT tỉnh Phú Thọ đã cấm các xe khách trên 29 chỗ ngồi và xe tải trên 3 trục đi qua cầu. Ảnh: Đức HoàngDự án sửa chữa cầu Trung Hà ( Km64+639 ) QL32, tỉnh Phú Thọ bắt đầu vào ngày 28/5/2024 và có thời gian sửa chữa là 165 ngày. Đại diện nhà thầu thi công cho biết: Hiện tại, đang thực hiện việc sửa chữa, gia cố 2 móng trụ T11 và T12. Trụ T12 đã hoàn thành việc khoan 4/4 cọc và tiếp tục khoan 4 cọc của trụ T11 (đã khoan được 1/4 cọc). Trong một tháng tới sẽ hoàn thành việc gia cố trụ T11, T12 dưới nước. Ảnh: Đức HoàngMới đây nhất, ngày 27/6, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai (bao gồm phương án xử lý và lệnh xây dựng công trình khẩn cấp) sự cố sạt lở bờ sông đoạn tương ứng từ km31+950 – km32+260 đê tả sông Đà. Ảnh: Đức Hoàng
Thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) có mạng lưới sông ngòi phong phú (sông Đà, Bôi, Bưởi, Bùi…) hỗ trợ đắc lực cho giao thông đường thủy, đồng thời tạo đà phát triển du lịch mạnh mẽ.
Dự kiến sau khi sáp nhập các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, người dân đi từ Hòa Bình đến TP Việt Trì (dự kiến đặt trung tâm hành chính mới) sẽ có 2 tuyến giao thông chính để di chuyển.
Mực nước ở hồ Thủy điện Hòa Bình giảm sâu lộ ra những ụ đất giữa lòng hồ. Theo người dân nuôi cá, làm du lịch trên hồ Thủy điện Hòa Bình, mực nước lòng hồ xuống thấp như thời điểm hiện nay hiếm khi xuất hiện.
Trong tương lai, khi đường sắt cao tốc Bắc Nam vận hành, hành khách sẽ không chỉ đi qua đất nước mà còn đi xuyên khí hậu, sống qua nhiều mùa chỉ trong một ngày.
Từ vùng đất khô cằn gió Lào, người xứ Nghệ tôi rèn mình trong gian khó. Sống mực thước, nói năng chặt chẽ – đó là phong cách sống đã thành truyền thống.
Tự xưng là nữ doanh nhân triệu đô, sở hữu biệt thự trăm tỷ, Hoàng Hường từng khiến mạng xã hội dậy sóng với những màn khoe tiền và rải tiền . Nhưng sau ánh hào quang là gì?
Nam Định không chỉ là miền đất sản sinh nhiều trạng nguyên mà còn là nơi có phong cách sống kỹ lưỡng, trọng học vấn và gìn giữ tinh hoa ẩm thực truyền đời.