Sau phiên 17/1: Nhà đầu tư cần làm gì để bảo vệ tài khoản?

17-01-2022 17:57|Mai Trang

Dư chấn cổ phiếu bất động sản tuần trước đã khiến thị trường chứng khoán đầu tuần 17 - 21/1/2022 trở thành phiên giao dịch đầy cảm xúc. Làn sóng bán tháo trên diện rộng đã đẩy VN-Index về sát mốc 1.450 điểm.

Tổng quan phiên 17/1:

Thị trường chứng khoán đang gặp áp lực dòng tiền ngắn hạn rút ra do tâm lý muốn bảo vệ thành quả đầu tư trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đồng thời tâm lý nhà đầu tư hoảng loạn sau vụ việc “bán chui” cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết và bỏ cọc đất Thủ Thiêm của Tân Hoàng Minh khiến nhóm đầu cơ gấp gáp bán tháo và lan rộng hiệu ứng ra toàn thị trường .

Buổi sáng ngày 17/1/2021, một chút khởi sắc của các mã bất động sản đầu phiên đã khiến không ít nhà đầu lầm tưởng áp lực điều chỉnh của nhóm cổ phiếu bất động sản đã dịu đi khi phần lớn thời gian buổi sáng lực mua khá tích cực. Tuy nhiên, sự khả quan chỉ duy trì vỏn vẹn trong phiên sáng.

Sang đầu phiên chiều, VN-Index bất ngờ giảm tới 26 điểm. Nhiều cổ phiếu tăng nóng tiếp tục nối dài chuỗi ngày nằm sàn. Các bluechips của nhóm bất động sản như VHM, NVL cũng không thoát khỏi cảnh giảm sâu.

Khó khăn từ nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng chưa qua, thị trường lại phải gánh thêm áp lực lớn từ nhóm cổ phiếu chứng khoán. Toàn bộ các cổ phiếu trong nhóm đều giao dịch dưới ngưỡng tham chiếu.

Ở chiều ngược lại những nỗ lực của nhóm ngân hàng từ các đầu tàu như BID, CTG đã không thể trụ vững trước đợt bán tháo. Ngoại trừ VCB đóng cửa trên ngưỡng tham chiếu, 29 mã còn lại trong rổ VN30 đều đỏ lửa trong đó có tới 5 mã trụ giảm kịch biên độ là POW, GVR, KDH, SSI và VRE.

Nhà đầu tư cần làm gì?

Diễn biến tiêu cực của nhóm bất động sản nói chung và các cổ phiếu đầu cơ họ FLC nói riêng trong 7 phiên gần đây đã khiến VN-Index giảm sâu và lần lượt rơi khỏi các ngưỡng hỗ trợ trước đó.

Theo ghi nhận, một số cổ phiếu đã chiết khấu 20 - 35% kể từ vùng đỉnh đã khiến tài khoản của các nhà đầu tư đã bị thua lỗ nặng, thậm chí những nhà đầu tư sử dụng margin (tiền vay từ các công ty chứng khoán để mua cổ phiếu) đang "ngồi trên ngọn cây thông" và chưa biết khi nào mới có thể bán ra cổ phiếu để cắt lỗ.

Trước tình hình bất ổn của thị trường, nhiều mã gần như không có thanh khoản thậm chí rơi vào tình trạng trắng bảng bên mua ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý nhà đầu tư.

Theo đó, các nhà đầu tư cần có những hành động để bảo vệ số vốn và thành quả của mình

Nhà đầu tư dài hạn:

- Tiếp tục nắm giữ cổ phiếu mang tính đầu tư cho dịp hồi phục mạnh sau tết;

- Hạn chế bán tại vùng rung lắc ngắn hạn khi thị trường đang bất ổn, khó lường;

- Gia tăng tỉ trọng nếu thị trường kéo về mốc 1.434 điểm; 

- Ưu tiên đầu tư các nhóm ngành chứng khoán, ngân hàng và dầu khí.

Nhà đầu tư ngắn hạn:

Hạn chế lao vào bắt đáy các dòng cổ phiếu đầu cơ, mua bán cổ phiếu ở vùng giá hiện tại cũng như không mua đuổi cổ phiếu trong nhịp tăng. Trong tình huống xấu nhất, thị trường có thể liên tục xuất hiện các nhịp kéo đạp nên nhà đầu tư được khuyến nghị hạn chế xem bảng điện tử để tránh việc tâm lý bị ảnh hưởng, chờ đợi điểm cân bắng mới để ra lệnh mua/bán.

Nếu thị trường vẫn tiếp tục rung lắc và kéo mạnh về 1.434 để rủ bỏ các nhà đầu tư ngắn hạn thì rất có thể đây là vùng đáy của nhịp này đồng thời là cơ hội gia tăng mạnh cổ phiếu trong nhịp phục hồi tiếp theo.

Những nhà đầu tư nắm giữ tỷ lệ lượng tiền mặt lớn có thể mua kiểm tra đáy trong cú chỉnh mạnh với các cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng trong năm 2022 hoặc giao dịch trên các cổ phiếu có sẵn để hạ giá vốn xuống.

Quảng Trị ra 'tối hậu thư' cho dự án nông nghiệp công nghệ cao 371 tỷ đồng của FLC

Sắp xét xử 17 bị cáo vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/sau-phien-171-nha-dau-tu-can-lam-gi-de-bao-ve-tai-khoan-121631.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Sau phiên 17/1: Nhà đầu tư cần làm gì để bảo vệ tài khoản?
    POWERED BY ONECMS & INTECH