Sau sáp nhập, thành phố giàu nhất Việt Nam sẽ có 3 đơn vị hành chính cấp xã vượt mốc 200.000 người
Theo kế hoạch, các đơn vị hành chính mới sẽ bắt đầu hoạt động chậm nhất vào ngày 15/8/2025.
UBND TP. HCM vừa trình Chính phủ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn năm 2025.
Theo đó, thành phố dự kiến sắp xếp 273 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 210 phường, 58 xã và 5 thị trấn) thành 102 đơn vị mới (gồm 78 phường và 24 xã).
Cụ thể, sau sắp xếp, số lượng phường tại các quận trung tâm sẽ giảm mạnh gồm Quận 1 còn 4 phường: Tân Định, Bến Thành, Sài Gòn, Cầu Ông Lãnh. Quận 3 còn 3 phường: Bàn Cờ, Xuân Hòa, Nhiêu Lộc. Quận 4 còn 3 phường: Vĩnh Hội, Khánh Hội, Xóm Chiếu.
Quận 5 còn 3 phường: Chợ Quán, An Đông, Chợ Lớn. Quận 6 còn 4 phường: Bình Tiên, Bình Tây, Bình Phú, Phú Lâm. Quận 7 còn 4 phường: Tân Mỹ, Tân Hưng, Tân Thuận, Phú Thuận.

Quận 8 còn 3 phường: Chánh Hưng, Bình Đông, Phú Định. Quận 10 còn 3 phường: Vườn Lài, Diên Hồng, Hòa Hưng. Quận 11 còn 4 phường: Hòa Bình, Phú Thọ, Bình Thới, Minh Phụng.
Quận 12 còn 5 phường: Đông Hưng Thuận, Trung Mỹ Tây, Tân Thới Hiệp, Thới An, An Phú Đông. Quận Bình Thạnh còn 5 phường: Gia Định, Bình Thạnh, Bình Lợi Trung, Thạnh Mỹ Tây. Quận Bình Tân còn 5 phường: Bình Tân, Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, An Lạc, Tân Tạo.
>> 'Ông lớn' Nhật Bản đầu tư khu công nghiệp gần 3.000 tỷ tại tỉnh đông dân nhất Việt Nam
Quận Gò Vấp còn 6 phường: Hạnh Thông, Gò Vấp, Thông Tây Hội, An Hội Tây, An Hội Đông. Quận Phú Nhuận còn 3 phường: Đức Nhuận, Cầu Kiệu, Phú Nhuận. Quận Tân Bình còn 6 phường: Tân Sơn Hòa, Tân Sơn Nhất, Tân Hòa, Bảy Hiền, Tân Bình, Tân Sơn.
Quận Tân Phú còn 5 phường: Tây Thạnh, Tân Sơn Nhì, Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh, Tân Phú.
TP. Thủ Đức còn 12 phường: Hiệp Bình, Tam Bình, Thủ Đức, Linh Xuân, Long Bình, Tăng Nhơn Phú, Phước Long, Long Phước, Long Trường, An Khánh, Bình Trưng, Cát Lái.
Đối với các huyện ngoại thành, huyện Bình Chánh còn 7 xã: Vĩnh Lộc, Tân Vĩnh Lộc, Bình Lợi, Tân Nhựt, Bình Chánh, Hưng Long, Bình Hưng.
Huyện Củ Chi còn 7 xã: An Nhơn Tây, Thái Mỹ, Nhuận Đức, Tân An Hội, Củ Chi, Phú Hòa Đông, Bình Mỹ. Huyện Cần Giờ còn 4 xã: Bình Khánh, Cần Giờ, An Thới Đông, Thạnh An.
Huyện Hóc Môn còn 4 xã: Hóc Môn, Bà Điểm, Xuân Thới Sơn, Đông Thạnh. Huyện Nhà Bè còn 2 xã: Nhà Bè, Hiệp Phước.
Cũng theo tờ trình, sau sắp xếp, TP. HCM có 55 xã/phường dưới 10.000 dân; 26 đơn vị từ 100.000-150.000 dân; 18 đơn vị từ 150.000-200.000 dân và 3 đơn vị trên 200.000 dân.
Đáng chú ý, sau sắp xếp, TP. HCM sẽ có 3 đơn vị hành chính đông dân vượt trội.
Cụ thể, phường Hiệp Bình (TP. Thủ Đức) có 215.638 người (gấp 4,8 lần tiêu chuẩn). Được hình thành từ việc sáp nhập phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước và một phần phường Linh Đông.
Phường Tăng Nhơn Phú (TP. Thủ Đức) có 208.233 người (gấp 4,2 lần tiêu chuẩn). Hình thành từ phường Hiệp Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B và một phần phường Long Thạnh Mỹ.
Xã Bà Điểm (huyện Hóc Môn) có 204.289 người (gấp 12,7 lần tiêu chuẩn). Được sáp nhập từ các xã Xuân Thới Thượng, Bà Điểm và Trung Chánh.
Theo kế hoạch, các đơn vị hành chính mới sẽ bắt đầu hoạt động chậm nhất vào ngày 15/8/2025.
Trước đó, TP. HCM đã tổ chức lấy ý kiến người dân theo đúng quy trình. Tỷ lệ đồng thuận rất cao, dao động từ 72,97-97,82% và 100% đại biểu HĐND các cấp có liên quan đã biểu quyết thông qua.
UBND TP. HCM đã gửi đề án lên Bộ Nội vụ để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ, sau đó trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt theo quy định.
Theo Cục Thống kê TP. HCM, kinh tế thành phố năm 2024 tiếp tục duy trì đà phục hồi ổn định. TP.HCM dẫn đầu cả nước với GRDP năm 2024 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1,17 triệu tỷ đồng, tăng 7,17%, tương đương 1,78 triệu tỷ đồng theo giá hiện hành.
>> Thần tốc giải phóng khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam