Vĩ mô

Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Việt Nam trở thành đối thủ lớn của Thái Lan, thu về hơn 139 triệu USD trong 2 tháng đầu năm

Phúc Lam 31/03/2025 14:02

Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cá ngừ lớn thứ 5 thế giới xét về kim ngạch, chỉ sau Thái Lan, Ecuador, Tây Ban Nha và Trung Quốc.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong tháng 2/2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã cán mốc gần 73 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 41%, đồng thời là mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm qua.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cá ngừ đã giúp Việt Nam thu về hơn 139 triệu USD, tăng 6%. Trong đó, xuất khẩu các nhóm sản phẩm cá ngừ tươi, đông lạnh và khô tiếp tục tăng trưởng tốt so với cùng kỳ, tăng 23%. Trong khi đó, cá ngừ chế biến và đóng hộp lại giảm 9% so với cùng kỳ.

Trong tháng 2, xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính đều tăng trưởng trừ Italy, Israel và Mexico. Đặc biệt, trong tháng 2, xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Canada hay Nhật Bản đều tăng trưởng ấn tượng.

Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cá ngừ lớn thứ 5 thế giới xét về kim ngạch, chỉ sau Thái Lan, Ecuador, Tây Ban Nha và Trung Quốc. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng cá ngừ nguyên liệu ở khu vực Đông Nam Á hiện có sự dịch chuyển sang Việt Nam, thay vì Thái Lan như trước đây.

Năm 2024, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam ghi nhận bước tiến đáng kể với kim ngạch đạt 989 triệu USD, so với năm 2023 tăng 17%. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm hơn 39% tổng giá trị xuất khẩu.

Giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Hoa Kỳ tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2014 - 2019. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xuất khẩu sang thị trường này đã sụt giảm, sau đó đã tăng trở lại và lập đỉnh vào năm 2022 với kim ngạch đạt gần 487 triệu USD.

>>Mỹ quan ngại về thâm hụt thương mại với Việt Nam

Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Việt Nam trở thành đối thủ lớn của Thái Lan, thu về hơn 139 triệu USD trong 2 tháng đầu năm
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Dù xuất khẩu cá ngừ có dấu hiệu phục hồi tích cực, song các chuyên gia nhận định ngành vẫn phải đối mặt với không ít thách thức từ các thị trường nhập khẩu chủ chốt, đặc biệt là Hoa Kỳ và EU.

Cục Quản lý đại dương và khí quyển Hoa Kỳ đã đưa phán quyết sơ bộ không công nhận tính tương đồng của các biện pháp quản lý và bảo tồn thú biển (MMPA) của Việt Nam với 12 nghề khai thác hải sản, bao gồm lưới rê, lưới cuốn, lưới vây, câu, lưới kéo đơn/đôi... Các loài hải sản chịu ảnh hưởng gồm cá ngừ (mắt to, vây xanh, vây vàng, vằn), cá kiếm, mực, cá mú, cá thu, cá hồng, cua...

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng có kế hoạch mở rộng Chương trình Giám sát Thủy sản Nhập khẩu (SIMP). Theo đó, Chương trình yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp thêm thông tin chi tiết, làm tăng chi phí tuân thủ.

Theo bà Nguyễn Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ của VASEP: “Trong bối cảnh thị trường thủy sản toàn cầu đang thay đổi mạnh mẽ, các quy định nghiêm ngặt như không công nhận tính tương đồng của các biện pháp quản lý và bảo tồn thú biển (MMPA) và mở rộng chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP) đang tạo ra thách thức lớn cho ngành thủy sản, đặc biệt là cá ngừ Việt Nam”.

Bên cạnh đó, quy định về chống đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) tiếp tục là rào cản lớn đối với thủy sản khai thác nói chung, ngành cá ngừ nói riêng. Trong đó, quy định kích thước tối thiểu cá ngừ vằn 0,5m tại Nghị định 37/2024/NĐ-CP vẫn đang khiến cho ngư dân và doanh nghiệp gặp khó trong việc giải bài toán nguyên liệu. Hoạt động xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ chế biến và đóng hộp đang bị kìm hãm.

Để vượt qua những thách thức này, ngành cá ngừ Việt Nam cần sự đồng hành quyết liệt từ các cơ quan thẩm quyền và nhà quản lý ngành trong việc hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực giám sát và hỗ trợ ngư dân tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế. Cùng với đó, các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với các nước sẽ giúp mặt hàng cá ngừ có lợi thế khi xuất khẩu sang các thị trường như EU, UAE, Nhật Bản, Canada…

>>Singapore tăng cường nhập khẩu hàng Việt, đâu là mặt hàng đang khiến đảo quốc này đặc biệt quan tâm?

Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam nhưng xuất khẩu top 2 cả nước, đuổi sát nút TPHCM

TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu: Địa phương nào có kim ngạch xuất khẩu cao nhất?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/sau-sau-rieng-them-mot-mat-hang-cua-viet-nam-tro-thanh-doi-thu-lon-cua-thai-lan-thu-ve-hon-139-trieu-usd-trong-2-thang-dau-nam-285205.html
Bài liên quan
  • Hải quan thu ngân sách tăng vọt dù xuất khẩu giảm
    Cục Hải quan cho biết, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 2 giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, thu ngân sách trong tháng này lại đạt 33.430 tỷ đồng, tăng 19,9%, tương ứng tăng hơn 5.550 tỷ đồng.
  • Doanh nghiệp xuất khẩu ứng biến
    Trước căng thẳng thương mại từ việc Mỹ tăng áp thuế với hàng hóa nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước đã chủ động phương án ứng phó, nhằm hạn chế rủi ro cũng như tận dụng cơ hội để xuất khẩu.
  • Xuất khẩu chững lại, thị trường cạnh tranh khốc liệt: ‘Hạt ngọc trời’ của Việt Nam có còn giữ vững vị thế?
    Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương quý IV năm 2024, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2024 đã đạt kỷ lục cả về sản lượng và giá trị.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Việt Nam trở thành đối thủ lớn của Thái Lan, thu về hơn 139 triệu USD trong 2 tháng đầu năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH