Xã hội

Siêu ‘bảo bối’ dưới lòng đất bảo vệ thủ đô ‘đất nước Mặt Trời mọc’ khỏi lũ lụt suốt 15 năm, tổng chi phí lên đến 2,6 tỷ USD

Hải Châu 26/09/2024 - 22:11

Siêu công trình đã khởi công xây dựng từ năm 1992 và chính thức hoàn thành vào năm 2009, trở thành tấm lá chắn vững chắc bảo vệ Tokyo trước lũ lụt.

Tokyo là thành phố đông dân và trung tâm kinh tế trọng điểm của Nhật Bản, nằm trong khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là lũ lụt do bão và mưa lớn. Địa hình thấp trũng và hệ thống sông ngòi chằng chịt làm tăng nguy cơ ngập lụt, cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa và khai thác nước ngầm mạnh mẽ, gây ra tình trạng sụt lún ở một số khu vực.

Tokyo nằm trong khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là lũ lụt do bão và mưa lớn. Ảnh: Internet

Tokyo nằm trong khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là lũ lụt do bão và mưa lớn. Ảnh: Internet

Mặc dù Nhật Bản đã có lịch sử chống lũ từ hàng thế kỷ, nhưng chỉ sau Thế chiến thứ hai, hệ thống chống ngập của Tokyo mới được xây dựng và hoàn thiện đáng kể. Đặc biệt, hai cơn bão lịch sử Kathleen (1947) và Kanogawa (1958) đã gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản, thúc đẩy chính phủ Nhật Bản xây dựng các biện pháp phòng chống lũ lụt toàn diện hơn.

Ngày nay, Tokyo tự hào sở hữu một trong những hệ thống chống lũ tiên tiến nhất thế giới, với sự kết hợp giữa các đập, hồ chứa và đê. Nổi bật trong số đó là Kênh xả nước ngầm khu vực Đô thị MAOUDC, một kỳ công kỹ thuật ấn tượng nằm sâu dưới lòng đất, được xây dựng song song với các hệ thống giao thông và ống dẫn khí của thành phố.

Kênh xả nước ngầm khu vực Đô thị MAOUDC, một kỳ công kỹ thuật ấn tượng nằm sâu dưới lòng đất tại thành phố Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Japanupclose

Kênh xả nước ngầm khu vực Đô thị MAOUDC, một kỳ công kỹ thuật ấn tượng nằm sâu dưới lòng đất tại thành phố Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Japanupclose

Dự án MAOUDC bắt đầu vào năm 1992 và hoàn thành vào năm 2009 với tổng chi phí lên đến 2,6 tỷ USD. Hệ thống này có chức năng hút nước từ các sông nhỏ tại khu vực phía bắc Tokyo, rồi chuyển vào 5 bể chứa khổng lồ có đường kính 30m và sâu 70m. Để hình dung quy mô, mỗi bể trụ này có thể chứa vừa một tàu con thoi hoặc tượng Nữ thần Tự do.

Từ các bể chứa này, nước sẽ chảy qua đường hầm dài 6,3km với đường kính 10,6m, dẫn tới một bể chứa ngầm khổng lồ dưới lòng đất ở khu vực ngoại ô Kasukabe. Bể chứa dài 177m, rộng 78m và cao 25m, được chống đỡ bởi 59 cột bê tông khổng lồ, có thể chứa tới 670.000m³ nước - tương đương với 300 bể bơi chuẩn Olympic. Khi cần thiết, 78 máy bơm công suất lớn sẽ xả nước ra sông Edo với tốc độ 200 tấn nước mỗi giây, đảm bảo không gây ngập lụt cho thành phố.

Mỗi bể trụ trong MAOUDC có đường kính khoảng 30m và sâu 70m. Ảnh: Japanupclose

Mỗi bể trụ trong MAOUDC có đường kính khoảng 30m và sâu 70m. Ảnh: Japanupclose

Từ khi đi vào hoạt động, hệ thống MAOUDC đã chứng minh được tầm quan trọng của nó trong việc bảo vệ Tokyo khỏi những cơn bão và mưa lớn. Hệ thống này đã hoạt động nhiều lần, giúp giảm thiểu thiệt hại cho thành phố và trở thành một biểu tượng của sự tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực phòng chống thiên tai.

Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường sống, MAOUDC còn thu hút sự chú ý của khách du lịch và những người đam mê kỹ thuật. Chính quyền Tokyo tổ chức các tour tham quan có hướng dẫn tại đây, mang đến cái nhìn cận cảnh về công trình độc đáo này. Những tour tham quan này cũng nhằm mục đích giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác phòng chống lũ lụt và ứng phó thiên tai.

Hệ thống MAOUDC đã chứng minh tầm quan trọng trong việc bảo vệ Tokyo khỏi những cơn bão và mưa lớn. Ảnh: Internet

Hệ thống MAOUDC đã chứng minh tầm quan trọng trong việc bảo vệ Tokyo khỏi những cơn bão và mưa lớn. Ảnh: Internet

Mặc dù Tokyo đã có hệ thống phòng chống lũ lụt mạnh mẽ, nhưng biến đổi khí hậu đang làm gia tăng thách thức cho các công trình này. Theo chuyên gia Miki Inaoka tại JICA, thời tiết cực đoan với lượng mưa bất thường và khó dự báo khiến Tokyo phải liên tục nâng cấp và điều chỉnh hệ thống phòng ngừa của mình.

Đường hầm dài 6,3km với đường kính 10,6m dẫn nước đến bể chứa khổng lồ trước khi xả ra sông. Ảnh: Japna Dail

Đường hầm dài 6,3km với đường kính 10,6m dẫn nước đến bể chứa khổng lồ trước khi xả ra sông. Ảnh: Japan Rail

Hệ thống phòng thủ hiện tại của Tokyo được thiết kế để chịu được lượng mưa lên tới 50mm/giờ, đặc biệt là tại các khu vực đông dân cư và tập trung nhiều tài sản. Tuy nhiên, với dự báo lượng mưa có thể tăng tới 19% vào mùa hè trong thế kỷ 21, các cơ sở hạ tầng hiện tại có thể đối mặt với thách thức lớn hơn trong tương lai.

Hệ thống phòng thủ hiện tại của Tokyo được thiết kế để chịu được lượng mưa lên tới 50mm/giờ. Ảnh: Sưu tầm

Hệ thống phòng thủ hiện tại của Tokyo được thiết kế để chịu được lượng mưa lên tới 50mm/giờ. Ảnh: Sưu tầm

Siêu hệ thống MAOUDC đã và đang là một trong những biện pháp hiệu quả giúp Tokyo duy trì an toàn trước các thiên tai lũ lụt, đồng thời tạo ra một ví dụ điển hình về sự kết hợp giữa công nghệ và kỹ thuật hiện đại trong bảo vệ thành phố khỏi các hiểm họa tự nhiên.

>> Những thiết kế nhà chống lụt độc đáo ở Việt Nam khiến báo Tây trầm trồ

Siêu bão 'quái vật' với sức gió 195km/h càn quét tan hoang quốc gia châu Á: 630.000 người di tản, lũ lụt và lở đất phá hủy cơ sở hạ tầng, Chính phủ tuyên bố tình trạng thảm họa

Hơn 100 người nhập viện khẩn cấp vì ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/sieu-bao-boi-duoi-long-dat-bao-ve-thu-do-dat-nuoc-mat-troi-moc-khoi-lu-lut-suot-15-nam-tong-chi-phi-len-den-26-ty-usd-d134034.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Siêu ‘bảo bối’ dưới lòng đất bảo vệ thủ đô ‘đất nước Mặt Trời mọc’ khỏi lũ lụt suốt 15 năm, tổng chi phí lên đến 2,6 tỷ USD
    POWERED BY ONECMS & INTECH