Xã hội

'Siêu chiến hạm' lớn bậc nhất thế giới do CEO gốc Việt điều hành chế tạo: Giá trị gần 13 tỷ USD, trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân, có thể mang tới 75 máy bay chiến đấu

Vĩ Hạ 12/09/2024 12:26

Siêu chiến hạm này có tốc độ trung bình 56km/h, không bị giới hạn tầm hoạt động, có thể chở theo thủy thủ đoàn 4.600 người.

USS Gerald R. Ford (CVN-78) là tàu sân bay hạt nhân lớp Ford đầu tiên của Hải quân Mỹ, được đặt theo tên của Tổng thống thứ 38 của nước này - Gerald R. Ford. Chiếc tàu khổng lồ này được bàn giao vào ngày 31/5/2017 và chính thức vào biên chế 2 tháng sau đó.

'Siêu chiến hạm' lớn bậc nhất thế giới do CEO gốc Việt điều hành chế tạo: Giá trị gần 13 tỷ USD, trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân, có thể mang tới 75 máy bay chiến đấu - ảnh 1
tau-san-bay.jpg
USS Gerald R. Ford là tàu sân bay hạt nhân lớn nhất hiện nay. Ảnh: Naval Post, US Navy

Là tàu sân bay lớn và hiện đại nhất thế giới, USS Gerald R. Ford có chiều dài 333m, rộng 77m, lượng choán nước 100.000 tấn, tháp điều khiển cao 76m. Với "trái tim" là 2 lò phản ứng hạt nhân A1B, con tàu này có tốc độ trung bình 56km/h và không bị giới hạn tầm hoạt động, đồng thời có thể chở theo thủy thủ đoàn 4.600 người.

uss-gerald-r-ford-053-704_1_kuoy.jpg
Tàu có thể mang theo tối đa 75 máy bay quân sự các loại. Ảnh: US Navy

Do hoạt động tác chiến trên biển, USS Gerald R. Ford được trang bị nhiều loại radar tầm xa, có khả năng phát hiện mục tiêu trên biển và trên không. Chẳng hạn, loại radar AN/SPY-3 được lắp trên tàu có thể theo dõi các mục tiêu đối phương ở khoảng cách 320km.

uss-gerald-r-ford-2-1437.jpg
Thiết kế tàu USS Gerald R. Ford. Ảnh: naval-technology.com

Với kích thước khổng lồ, tàu Ford có thể mang theo tối đa 75 máy bay quân sự các loại. Tàu sân bay này sở hữu hệ thống vũ khí tối tân, hiện đại bao gồm 2 bệ phóng tên lửa đất đối không RIM-162, 2 bệ phóng tên lửa tầm gần RIM-116, 3 pháo tự động Phalanx CIWS và 4 súng máy M2 12,7mm.

uss-gerald-r-ford-3-1438.jpg
Tháp chỉ huy trên tàu USS Gerald R. Ford. Ảnh: seaforces.org

Theo kế hoạch ban đầu, quá trình đóng tàu USS Gerald R. Ford dự kiến hoàn tất trước tháng 9/2015 với chi phí ước tính là 10,5 tỷ USD. Tuy nhiên, sau nhiều lần trì hoãn và việc tích hợp nhiều hệ thống mới, chi phí thực tế đã lên tới 12,9 tỷ USD.

uss-gerald-r-ford-4-1439.jpg
Trung tâm điều phối chiến đấu trên tàu USS Gerald R. Ford. Ảnh: seaforces.org

Ít ai biết, người đứng đầu chương trình đóng tàu sân bay hiện đại nhất thế giới ấy là một phụ nữ gốc Việt, bà Giao Phan.

Khi đó, bà đang giữ vai trò Giám đốc điều hành của Văn phòng điều hành chương trình vận chuyển máy bay (2013-2019). Bà chịu trách nhiệm quản lý danh mục đầu tư trị giá 40 tỷ USD, bao gồm việc thiết kế và chế tạo tàu sân bay lớp Ford, thực hiện tổ hợp tiếp nhiên liệu giữa đời đại tu cho các tàu sân bay lớp Nimitz và duy trì vòng đời cho tất cả các tàu sân bay của Hải quân Mỹ đang hoạt động.

giao-phan.jpg
Bà Giao Phan - Người phụ nữ gốc Việt điều hành chương trình đóng tàu chiến hiện đại và đắt nhất thế giới

Để tăng cường khả năng chiến đấu của tàu Ford so với các chiến hạm khác, bà Giao Phan và các cộng sự đã đưa ra một số sáng kiến mới.

Ví dụ, hệ thống tác chiến hợp nhất được phát triển với các công nghệ tiên tiến nhất như radar 3 chiều, hệ thống thông tin, kiểm soát và chỉ huy, giúp nâng cao hiệu quả chiến đấu.

Hệ thống máy lạnh trên tàu cũng được cải tiến để đảm bảo không gian sống thoải mái cho hàng ngàn thủy thủ làm việc ngày đêm trên tàu, với không khí trong lành mà không gây hại cho môi trường.

Với những cải tiến này, tàu sân bay Ford hoạt động hiệu quả hơn với số lượng nhân sự ít hơn. So với tàu Nimitz, tàu Ford tiết kiệm được 600 người nhờ việc bảo trì và sửa chữa được giảm thiểu. Điều này giúp Mỹ tiết kiệm khoảng 4 tỷ USD trong vòng 50 năm vận hành của tàu.

Về bà Giao Phan, bà sở hữu bằng Cử nhân Xây dựng dân dụng của Viện Bách khoa Virginia năm 1981 và bằng Thạc sĩ Quản lý của Viện Công nghệ Florida năm 1997. Sau khi tốt nghiệp, bà đã làm việc cho Hải quân Mỹ trong suốt hơn 20 năm và nhận được nhiều giải thưởng.

Năm 2007, bà có cơ hội làm việc cho Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ khi được chọn vào vị trí lãnh đạo cao cấp cho cơ quan tiếp thu quân dụng thuộc lực lượng này. Bà cũng nằm trong đội ngũ nhân viên dân sự cấp cao nhất của lực lượng.

Hải quân Mỹ thử nghiệm tính bền vững của thân tàu USS Gerald R. Ford. Nguồn: US Navy

Theo CNN, VOA, TASS, US Navy

>> Người phụ nữ gốc Việt điều hành chương trình đóng tàu chiến hiện đại và đắt nhất thế giới, giúp siêu cường tiết kiệm tới 4 tỷ USD

Tàu chiến đầu tiên do Việt Nam chế tạo: Được trang bị vũ khí, khí tài tiên tiến, có thể hoạt động liên tục 30 ngày trên biển và tác chiến trong điều kiện gió cấp 10

Tàu chiến Malaysia chìm sau khi va chạm vật thể dưới nước

Theo Thị trường Tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/sieu-chien-ham-lon-bac-nhat-the-gioi-do-ceo-goc-viet-dieu-hanh-che-tao-gia-tri-gan-13-ty-usd-trang-bi-2-lo-phan-ung-hat-nhan-co-the-mang-toi-75-may-bay-chien-dau-126707.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    'Siêu chiến hạm' lớn bậc nhất thế giới do CEO gốc Việt điều hành chế tạo: Giá trị gần 13 tỷ USD, trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân, có thể mang tới 75 máy bay chiến đấu
    POWERED BY ONECMS & INTECH