Xã hội

Siêu đập thủy điện 36.000 tỷ được ví như ‘bản sao’ của đập Tam Điệp nằm ở nơi cường độ địa chấn cao, độ dốc lớn, đem khát vọng đổi đời cho 2,4 triệu dân

Thùy Dung 29/09/2024 12:41

Công trình này đã giải quyết tình trạng lũ lụt tồi tệ và giúp cải thiện cuộc sống cho hàng triệu người.

Theo CGTN, đập thủy điện Aratax nằm tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương - đơn vị hành chính cấp tỉnh rộng lớn nhất Trung Quốc. Công trình này được mệnh danh là "Tam Hiệp của Tân Cương" khi đã góp phần giải quyết vấn đề lũ lụt cho hơn 2,4 triệu người dân trong khu vực. Việc xây dựng dự án này được xem là một thách thức mang tầm quốc tế.

Xây dựng đập Aratax trên sông Yarkand năm 2019. Ảnh: Xinhua

Xây dựng đập Aratax trên sông Yarkand năm 2019. Ảnh: Xinhua

Đây là dự án thủy lợi lớn nhất ở Tân Cương có phần chính của đập được hoàn thành ở độ cao 164,8 mét, có thể lưu trữ 2,25 tỉ mét khối nước. Con đập nằm trên sông Yarkand – một dòng sông tuyệt đẹp nhưng từng gánh chịu những trận lũ lụt khủng khiếp. Sông Yarkand bắt nguồn từ dãy Karakoram được biết đến với tần suất lũ lụt cao và chịu áp lực lớn nhất về công tác kiểm soát lũ ở Tân Cương.

Theo ông Guo Rongfu, Bí thư Đảng ủy kiêm Tổng giám đốc Công ty CNNC Xinhua Power Xinjiang Yehe cho biết, trước đây, hơn 90% lực lượng lao động nông thôn trong lưu vực sông đã phải tham gia vào các hoạt động phòng chống lũ với tổng chi phí lên tới hàng tỉ nhân dân tệ.

Đập thủy điện Aratax được ví như đập Tam Hiệp Tân Cương. Ảnh cắt từ video CGTN

Đập thủy điện Aratax được ví như đập Tam Hiệp Tân Cương. Ảnh cắt từ video CGTN

Nhu cầu phòng chống lũ lụt là cấp thiết nhưng cũng vô cùng phức tạp. Dự án xây dựng đập thủy điện Aratax có tổng chi phí khoảng 11 tỉ nhân dân tệ (tương đương khoảng hơn 36 nghìn tỷ đồng) và phải mất hơn 10 năm để hoàn thành. Nhiều người nhận định đây là một trong những thách thức lớn của thế giới.

Ông Guo Rongfu chia sẻ rằng dự án xây dựng đối mặt với những thách thức kỹ thuật vô cùng phức tạp, được mệnh danh là "ba đỉnh và một vực" - bao gồm cường độ địa chấn cao, độ dốc lớn, chiều cao đập và độ sâu lớp đất đá. Ông Guo nhớ lại, trong giai đoạn đầu, việc đi lại chủ yếu bằng cách đi bộ và giao tiếp bằng cách hét lớn. Tuy nhiên, nhờ vào những bước tiến vượt bậc trong công nghệ như điện toán đám mây, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, gánh nặng quản lý đã dần chuyển từ con người sang máy móc.

Các máy đo gia tốc ba chiều theo dõi sự biến dạng, lún và di chuyển của đập theo thời gian thực, cho phép quá trình giám sát diễn ra liên tục. "Chúng tôi đặt mục tiêu giảm số lượng nhân sự và hướng tới vận hành tự động, không cần giám sát trực tiếp", ông Guo cho biết.

Đập thủy điện Aratax giúp chế ngự lũ lụt trên sông Yarkand. Ảnh cắt từ video của CGTN

Đập thủy điện Aratax giúp chế ngự lũ lụt trên sông Yarkand. Ảnh cắt từ video của CGTN

Hiện tại, tiêu chuẩn kiểm soát lũ lụt trên sông Yarkand đã được nâng từ mức 2,5 năm lên 50 năm, giúp giảm thiểu đáng kể sự can thiệp của con người, ước tính giảm khoảng 10 triệu lượt kiểm soát lũ hàng năm.

Muhaimaiti Apizin - một người dân ở huyện Yehe, Tân Cương cho biết sau khi dự án khởi động, rất nhiều cơ hội việc làm đã được tạo ra, từ thợ nề, thợ điện đến đầu bếp và tài xế. Hầu như gia đình nào cũng có người làm việc tại công trường. Muhaimaiti thậm chí đã vay 600.000 nhân dân tệ (tương đương 2 tỷ đồng) để mua một chiếc máy xúc và đã trả hết nợ chỉ sau ba năm làm việc tại đây.

Khi đập Aratax đi vào hoạt động, con sông Yarkand, từng là mối đe dọa, đã được kiểm soát, mở ra một con đường mới đến với sự thịnh vượng cho hơn 2,4 triệu người dân Trung Quốc.

>> Vỡ đập thủy điện kinh hoàng phá hủy hoàn toàn nhiều tổ máy, 40 tấn dầu tràn sông và 75 người chết: Huy động 2.000 người bơm thoát hơn 200 triệu lít nước, dọn sạch 29.000m3 mảnh vụn

Vụ vỡ đập thủy điện từng được kỷ lục Guinness cho là ‘tồi tệ nhất thế giới’, ‘nuốt chửng’ hàng chục nghìn sinh mạng và biến cả vùng đất rộng lớn thành ‘thị trấn ma’ hoang tàn

Nguy cơ vỡ đập thủy điện cao nhất 'siêu cường thế giới', chính quyền địa phương phát lệnh khẩn cấp sơ tán 200.000 người, 23.000 binh sỹ và phi công vào vị trí

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/sieu-dap-thuy-dien-36000-ty-duoc-vi-nhu-ban-sao-cua-dap-tam-diep-nam-o-noi-cuong-do-dia-chan-cao-do-doc-lon-dem-khat-vong-doi-doi-cho-24-trieu-dan-d134345.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Siêu đập thủy điện 36.000 tỷ được ví như ‘bản sao’ của đập Tam Điệp nằm ở nơi cường độ địa chấn cao, độ dốc lớn, đem khát vọng đổi đời cho 2,4 triệu dân
    POWERED BY ONECMS & INTECH