Sống

Siêu xe nhanh nhất thế giới trang bị động cơ được thiết kế cho máy bay phản lực, tốc độ đạt gần 1.700 km/h

Tình Hoàng 11/03/2024 16:23

Bloodhound SSC được mệnh danh là “quái vật tốc độ” nhưng vì nhiều lý do khác nhau, chiếc siêu xe này vẫn chưa thể đạt được tốc độ thông số kỹ thuật thiết kế là 1.689 km/h.

Dự án Bloodhound SSC là một dự án khoa học và công nghệ lớn tại Anh quốc, với mục tiêu phá vỡ kỷ lục thế giới về tốc độ trên mặt đất từng được xác lập vào năm 1997 bởi chiếc Thrust SSC do Andy Green, phi công chiến đấu của Không quân Hoàng gia Anh, cầm lái (tốc độ 1.228 km/h).

Dự án bắt đầu vào năm 2008 với sự hỗ trợ của một số công ty công nghệ hàng đầu và các tổ chức nghiên cứu. Cụ thể, Bloodhound SSC được thiết kế bởi một đội đua Công thức 1 (F1) và các chuyên gia hàng không vũ trụ, bao gồm cả một số người đã tham gia vào dự án ThrustSSC - chiếc xe đua đầu tiên trên thế giới đạt được tốc độ vượt qua âm thanh vào năm 1997. Được biết, kinh phí thực hiện dự án đến từ các kênh quyên góp, tài trợ và hợp tác đầu tư.

Không chỉ là một chiếc siêu xe, Bloodhound SSC còn là một dự án truyền cảm hứng

Bloodhound SSC được đánh giá là một dự án nhằm truyền cảm hứng cho các nhà khoa học cũng như các kỹ sư trên thế giới nhằm chế tạo ra các phương tiện thế hệ mới với tốc độ ngày càng cao so với thế hệ trước, nhằm đáp ứng nhu cầu ứng dụng trong các hoạt động nghiên cứu cũng như trong lĩnh vực quân sự. Với mục đích cao cả này, dự án trong quá khứ đã thu hút sự chú ý của giới khoa học Anh và nhận được sự ủng hộ của cơ quan khoa học và công nghệ của chính phủ, các trường đại học, quân đội cũng như một số tổ chức khác.

Các chuyên gia cho biết họ đã dành nhiều năm để hoàn thiện chiếc xe Bloodhound SSC một cách hoàn hảo nhất. Nhìn chung, mẫu siêu xe này trông vẫn giống một chiếc tên lửa được lắp bánh xe, tuy nhiên vẫn mang nhiều đặc điểm khác biệt khiến nó có hình dáng không khác gì một chiếc máy bay chiến đấu không cánh.

Bloodhound SSC sử dụng động cơ thường được trang bị trên máy bay chiến đấu

Bloodhound SSC sử dụng động cơ thường được trang bị trên máy bay chiến đấu

Theo CNN đưa tin, để đạt thông số kỹ thuật thiết kế là 1.689 km/h, chiếc siêu xe này sử dụng động cơ phản lực Rolls-Royce EJ2000, loại động cơ được thiết kế cho máy bay phản lực Eurofighter Typhoon, một trong những chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới. Động cơ phản lực của Bloodhound tạo ra công suất hơn 135.000 mã lực, gấp hơn 6 lần công suất của tất cả các xe công thức 1.

Trong khi đó, bánh xe của chiếc siêu xe cũng được làm từ hợp kim nhôm và nặng 100kg mỗi bánh với tổng đường kính gần 1m. Để có thể đạt tốc độ 1.689 km/h, bánh xe sẽ quay 175 lần mỗi giây. Đối với người điều khiển Bloodhound SSC , thử thách mà họ sẽ là phải đối mặt khi chạy trên đường đua đó là những đợt sóng xung kích gây ra bởi các bánh xe khi di chuyển với tốc độ cao.

Bloodhound SSC vẫn đang trong hành trình phá kỷ lục của Thrust SSC

Năm 2019, Trung tá Andy Green, một cựu phi công chiến đấu của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) đã cầm lái Bloodhound băng qua sa mạc Nam Phi với tốc độ nhanh đến mức sơn tróc hết ra: 1.010 km/h.

Tốc độ của Bloodhound SSC vẫn chưa thể vượt qua được kỷ lục của Thrust SSC

Tốc độ của Bloodhound SSC vẫn chưa thể vượt qua được kỷ lục của Thrust SSC

Thành tích này giúp Bloodhound trở thành 1 trong 8 chiếc xe nhanh nhất mọi thời đại, cùng với Sonic 1, Blue Flame, Thrust2, Budweiser Rocket, Sonic Arrow, Aussie Invader III và Thrust SSC. Tuy nhiên, tốc độ của Bloodhound SSC vẫn chưa thể vượt qua được kỷ lục của Thrust SSC. Theo một số nguồn tin, Bloodhound dự định thiết lập kỷ lục trên đường đua được chuẩn bị đặc biệt ở Northern Cape, Nam Phi vào tháng 6 hoặc 7/2025 tới đây.

Về tổng thể, dự án Bloodhound SSC không chỉ nhằm mục đích phá vỡ kỷ lục tốc độ mà còn là một nỗ lực để tăng cường sự quan tâm và giáo dục về khoa học và công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực động cơ, vật liệu và thiết kế xe hơi. Đây cũng được đánh giá là một dự án đầy tham vọng và thú vị với tiềm năng to lớn. Tuy nhiên, hiện tại, nó vẫn đang gặp phải một số khó khăn vì nguồn kinh phí cạn kiệt.

>> ‘Siêu quái vật’ đào đất lớn nhất thế giới, có trọng lượng lên tới 13.500 tấn và mức tiêu thụ lượng điện ngang một thành phố 20.000 dân

Chiếc thuyền đấu của Việt Nam tại đấu trường đua thuyền công thức 1 lớn nhất thế giới: Tốc độ lên tới 250km/h, dẫn đầu bảng ngay lần đầu tham dự

Chiếc máy bay đầu tiên do Việt Nam chế tạo từ thập niên 80: Trọng lượng cất cánh lên tới 1.100kg, có thể bay thẳng từ Hòa Lạc sang Gia Lâm

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/sieu-xe-nhanh-nhat-the-gioi-trang-bi-dong-co-duoc-thiet-ke-cho-may-bay-phan-luc-toc-do-dat-gan-1700-km-h-d117717.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Siêu xe nhanh nhất thế giới trang bị động cơ được thiết kế cho máy bay phản lực, tốc độ đạt gần 1.700 km/h
    POWERED BY ONECMS & INTECH