Thế giới

Số phận siêu dự án sân vận động tham vọng lớn nhất thế giới: Từ địa danh đẳng cấp ví như Nhà hát Opera Sydney bỗng hóa ‘công viên’, kinh phí xây dựng giảm 80%

Đào Doãn 19/07/2024 19:15

Sân vận động này dự kiến sẽ có sức chứa lên đến 100.000 người, kinh phí hơn 43 nghìn tỷ đồng nhưng đã bị chuyển giao và thành "công viên bóng đá".

Sân vận động lớn nhất thế giới của Trung Quốc?

Năm 2020, Guangzhou Evergrande (Quảng Châu Hằng Đại) - CLB hàng đầu Trung Quốc đã chính thức khởi công xây dựng sân vận động mới với tham vọng vượt Camp Nou để trở thành sân bóng đá lớn nhất thế giới, ít nhất là trong vài năm.

Số phận siêu dự án sân vận động tham vọng lớn nhất thế giới: Từ địa danh đẳng cấp ví như Nhà hát Opera Sydney bỗng hóa ‘công viên’, kinh phí xây dựng giảm 80% - ảnh 1
Năm 2020, Guangzhou Evergrande - CLB hàng đầu Trung Quốc đã chính thức khởi công xây dựng sân vận động mới hình hoa sen

Theo dự kiến, sân vận động sẽ có sức chứa lên đến 100.000 người và có hình hoa sen. Dự án là tác phẩm của nhà thiết kế người Mỹ gốc Trung Quốc Hasan Syed, theo ý tưởng ban đầu của Chủ tịch Tập đoàn Evergrande Xu Jiayin.

Năm đó, theo thông cáo của CLB, Guangzhou Evergrande dự kiến chi 1,7 tỷ USD, tương đương khoảng hơn 43 nghìn tỷ đồng (theo tỷ giá hiện tại) cho dự án sân vận động này.

Số phận siêu dự án sân vận động tham vọng lớn nhất thế giới: Từ địa danh đẳng cấp ví như Nhà hát Opera Sydney bỗng hóa ‘công viên’, kinh phí xây dựng giảm 80% - ảnh 2
Sân vận động Evergrande dự kiến sẽ có sức chứa lên đến 100.000 người

Sân vận động Evergrande được cho là có tổng diện tích 300.000m2, xây dựng theo tiêu chuẩn hàng đầu thế giới và được tích hợp nhiều thiết bị hiện đại.

“Sân vận động Evergrande sẽ trở thành một địa danh đẳng cấp thế giới mới sánh ngang với Nhà hát Opera Sydney và tòa tháp Burj Khalifa ở Dubai, đồng thời là biểu tượng quan trọng của bóng đá Trung Quốc trên trường quốc tế”, Xia Haijun, cựu Chủ tịch của Evergrande khẳng định trong một tuyên bố.

Bước ngoặt

Theo kế hoạch, việc xây dựng dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022, tuy nhiên dự án đã gặp phải vấn đề. Tập đoàn phụ trách Evergrande phải đối diện với cuộc khủng hoảng nợ kéo dài 2 năm. Hiện tại, hầu hết tài sản của Evergrande đã bị bán, bị các chủ nợ tịch thu hoặc tòa án phong tỏa.

Chính vì vậy, siêu dự án sân vận động đã được giao lại cho một công ty con thuộc Tổng công ty xây dựng Trung Quốc (CSCEC) để tiếp quản, theo trang tin Yicai. Đơn vị kỹ thuật số 4 thuộc Tập đoàn sẽ xây dựng với chi phí chỉ khoảng 328 triệu USD, tương đương hơn 8 nghìn tỷ đồng, giảm hơn 80% so với kinh phí dự kiến cũ.

Số phận siêu dự án sân vận động tham vọng lớn nhất thế giới: Từ địa danh đẳng cấp ví như Nhà hát Opera Sydney bỗng hóa ‘công viên’, kinh phí xây dựng giảm 80% - ảnh 3
Sân vận động được thiết kế lại sẽ được gọi là Guangzhou Football Park, Công viên bóng đá Quảng Châu

Theo đó, sân vận động được thiết kế lại sẽ được gọi là Guangzhou Football Park, Công viên bóng đá Quảng Châu, một khu phức hợp gồm sân vận động, trung tâm thể dục công cộng và các khu vực dành cho hoạt động thương mại.

Phần sân vận động mới sẽ có sức chứa 73.000 chỗ ngồi, ít hơn so với sân vận động Evergrande nhưng vẫn được xếp vào hạng sân bóng đá lớn hàng đầu thế giới.

Tham khảo Global Construction Review, Matador network, CNA

>> Siêu dự án xa lộ ‘xanh’ nhất thế giới: Kéo dài 64km, đường ray tàu tự ‘phát ra điện’ và đem lại lợi ích không tưởng cho 8 triệu người

Nhà máy ở Thái Lan đóng cửa hàng loạt vì 'cơn lũ' hàng Trung Quốc giá rẻ

Trung Quốc chuyển hướng từ đồng sang nhôm, thị trường kim loại toàn cầu 'dậy sóng'

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/so-phan-sieu-du-an-san-van-dong-tham-vong-lon-nhat-the-gioi-tu-dia-danh-dang-cap-vi-nhu-nha-hat-opera-sydney-bong-hoa-cong-vien-kinh-phi-xay-dung-giam-80-124327.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Số phận siêu dự án sân vận động tham vọng lớn nhất thế giới: Từ địa danh đẳng cấp ví như Nhà hát Opera Sydney bỗng hóa ‘công viên’, kinh phí xây dựng giảm 80%
    POWERED BY ONECMS & INTECH