Sự thật về người đàn ông sống lâu nhất Trung Quốc, thọ xuyên 3 thế kỷ nhờ 1 thần chú ai cũng dễ dàng làm được
Phương pháp sống thọ của ông thực ra không có gì khó, tất cả đều gói gọn trong bí quyết đơn giản nhưng không phải ai cũng biết.
Sống thọ là niềm mơ ước của hầu hết tất cả mọi người, đặc biệt là việc giữ được sự khỏe mạnh khi đã về già là điều mà nhiều người vô cùng quan tâm.
Được biết, bà Jeanne Calment – một phụ nữ Pháp qua đời khi 122 tuổi từng được ghi nhận là người sống lâu nhất thế giới .Tuổi thọ của bà đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Thế nhưng, một người đàn ông Trung Quốc đã phá kỷ lục này. Ông tên là Li Qingyuan, quê tại tỉnh Vân Nam. Ông là học giả về y học cổ truyền Trung Quốc, luôn chú trọng giữ gìn sức khoẻ. Đặc biệt, ông từng được chính phủ khen thưởng vì có lối sống lành mạnh, khoa học.
Ban đầu, ông Li Qingyuan tuyên bố sinh năm 1736 nhưng các hồ sơ của chính phủ đã ghi năm sinh của ông là 1677. Đồng nghĩa khi qua đời vào năm 1933, ông đã 256 tuổi. Với số tuổi đáng kinh ngạc trên, nhiều người cảm thấy khó tin.
Vậy đâu là bí quyết giúp người đàn ông này sống lâu đến như vậy? Ông Li Qingyuan từng có những chia sẻ thú vị ai cũng dễ dàng làm được.
Duy trì bình an trong nội tâm để sống cuộc đời an nhiên
Ông Li Qingyuan cho rằng yên tĩnh nghĩa là duy trì sự bình an trong nội tâm. Ông tin rằng, một cuộc sống đơn giản chỉ uống trà có thể khiến tâm hồn tĩnh lặng được kéo dài.
Năm 1928, cuốn “Trường sinh bất lão quyết - Bí quyết trường sinh không già” của cụ đã được xuất bản. Trong sách cụ không đề cập đến tuổi của mình, nhưng tự thuật then chốt của trường sinh là ở khí công kiện thân. Đề xuất dùng phương pháp “cương nhu tương tế, âm dương điều hòa” để rèn luyện thân thể. Li Qingyuan cho rằng có ba nguyên nhân khiến cụ mạnh khỏe và trường thọ:
Một là ăn chay lâu dài, hai là luôn giữ bình tĩnh và vui vẻ nội tâm. Thứ ba là thường xuyên uống nước đậu đen, rau răm, cần tây, kim ngân hoa, sơn tra, trà xanh, rong biển, hoa cúc mà cụ gọi là “trường sinh phương” để duy trì “tam thông” của cơ thể (tức huyết thông, niệu thông, tiện thông – máu, nước tiểu và phân). Đó chính là chỉ dẫn bí quyết trường thọ mà Li Qingyuan để lại cho hậu thế.
"Giữ một trái tim tĩnh lặng, ngồi như rùa, đi như chim câu và ngủ như một chú cún", đây là lời khuyên mà ông Li Qingyuan từng dành cho mọi người.
Tuổi thật vẫn là ẩn số?
Dù tuyên bố bản thân đã 256 tuổi vào thời điểm sắp qua đời nhưng mọi người đều hoài nghi về tính xác thực của câu chuyện.
Tuổi thọ của cụ là một chủ đề tranh luận liên tục suốt từ thế kỷ trước đến thế kỷ này. Việc Li Qingyuan thọ đến 256 tuổi hầu hết là chuyện lưu truyền trong dân gian, không có bằng chứng thuyết phục nào để tra cứu.
Vào đầu thế kỷ 20, những người hàng xóm của ông Li Qingyuan đã khẳng định rằng ông nội họ khi còn trẻ đã gặp ông – lúc ấy là một ông già. Vào khoảng năm 1928, giáo sư Wu Chung-chien (Đại học Minkuro) đã tìm thấy hồ sơ hợp pháp của chính phủ cho thấy ông Li Qingyuan thực sự đã được chúc mừng nhân dịp sinh nhật lần thứ 150 và 200 tuổi.
Ngày 15/9/1933, tờ “Vạn Châu Nhật báo” đưa tin: “Cụ ông 256 tuổi ở Khai Huyện Lý Khánh Viễn đã qua đời vì bệnh, an táng tại Lý Gia Loan, thôn Nghĩa Học, thị trấn Trường Sa, Khai Huyện”
Ngoài ra, một bài báo năm 1929 trên tờ Miami Herald cũng đã chia sẻ câu chuyện về ông Li Qingyuan. Trong đó có viết "Các tài liệu xác định ngày sinh của công dân Trung Quốc lớn tuổi này dường như đã được xác định rõ ràng". Dù vậy đến nay vẫn có nhiều người hoài nghi về tuổi thực của ông.
Tuy nhiên, theo Australian Associated Press, Tiến sĩ Thomas Perls - chuyên gia về di truyền học (Đại học Boston, Mỹ) cho biết từ quan điểm nhân khẩu học, việc sống tới 256 là không thể. Tóm lại cho đến này tuổi thọ thật của Li Qingyuan vẫn là một ẩn số.
Là quốc gia phát thải lớn nhất thế giới, tại sao Trung Quốc không cần đóng góp quỹ khí hậu toàn cầu?