Bất động sản

Tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới rút khỏi dự án điện gió tại Việt Nam

Minh Châu 22/11/2023 15:05

Tập đoàn Orsted là doanh nghiệp do Chính phủ Đan Mạch chiếm cổ phần chi phối và là công ty lớn phát triển thành công các dự án điện gió lớn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Empty

Việc Orsted dừng đầu tư tại một thị trường nhiều tiềm năng phát triển Điện gió ngoài khơi (ĐGNK) như Việt Nam thực sự gây bất ngờ cho nhiều người.

Đặc biệt, Orsted quyết tâm bỏ "cuộc chơi” ngay trước khi Quy hoạch điện VIII được phê duyệt, bất chấp rất nhiều thời gian, chi phí cơ hội mà tập đoàn này đã bỏ ra từ năm 2020 tới nay.

Theo đó, ngay trước thềm năm 2023, người đại diện phát ngôn của Orsted đã đưa ra thông điệp rõ ràng về yếu tố quyết định then chốt cho kế hoạch đầu tư của họ đó là chính sách, hướng dẫn từ Nhà nước để khuyến khích và thúc đẩy các nhà đầu tư.

Orsted cho biết, các chính sách chủ chốt liên quan đến triển khai và mua điện từ dự án Điện gió ngoài khơi bị chậm trễ và không rõ ràng. Orsted đánh giá, ngay cả sau khi Quy hoạch điện VIII được phê duyệt, thị trường vẫn phải chờ kế hoạch triển khai nhằm xác định phân bổ mục tiêu công suất cho từng thời kỳ cũng như quy định hướng dẫn về cơ chế lựa chọn nhà đầu tư.

Thêm vào đó, cơ chế mua điện của Chính phủ từ các dự án điện gió ngoài khơi hiện vẫn chưa rõ ràng, Nhiều người băn khoăn sẽ là cơ chế thông qua đàm phán thương mại trực tiếp dựa trên giá trần hay cơ chế đấu thầu cạnh tranh về giá hay một mức giá mua điện cố định trong một thời gian có lợi cho nhà đầu tư.

Orsted Việt Nam cho biết, không có kế hoạch nộp lại hồ sơ xin chấp thuận các hoạt động khảo sát đánh giá tài nguyên biển đến Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như sẽ không tiến hành bất kỳ hoạt động phát triển nào cho các dự án điện gió ngoài khơi chung của 2 bên.

Theo giới phân tích, việc Orsted rút chân khỏi hoạt động phát triển các dự án điện gió ngoài khơi ở Việt Nam có sự ảnh hưởng nhất định từ độ trễ của khung chính sách hướng dẫn, phát triển dành cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các thách thức từ thị trường quốc tế như đứt gãy chuỗi cung ứng, lạm phát tăng cao, chi phí đầu tư tăng cũng tác động đến hành động của Orsted tại Việt Nam.

Các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam có tiềm năng về điện gió lớn nhất Đông Nam Á, vượt xa các quốc gia khác. Hội đồng năng lượng gió toàn cầu ước tính, Việt Nam có khoảng 600 GWh điện gió chưa khai thác, gồm 300 GWh điện gió ngoài khơi và 300 GWh điện gió trên bờ.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam đang gặp một số vấn đề như các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch, trữ lượng và sản lượng sản xuất ngày than, dầu thô và khí suy giảm hàng năm.

Điều này đặt ra yêu cầu nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn, làm giảm khả năng tự chủ về năng lượng, tăng sự phù thuộc vào các nền kinh tế khác.

Tập đoàn Orsted bắt đầu phát triển các trang trại điện gió ngoài khơi từ năm 1991 với dự án đầu tiên Vindeby ở Đan Mạch. Tập đoàn Orsted hiện cung cấp năng lượng xanhcho hơn 15 triệu người trên toàn thế giới và dự kiến nâng con số này lên gấp đôi vào năm 2025. Năm 2020, doanh thu của doanh nghiệp này là 8,6 tỷ USD, lợi nhuận 3 tỷ USD.

Orsted đã từng nhắm đến Việt Nam như 1 đại bản doanh mới và thể hiện rõ tham vọng chiếm lĩnh sân chơi này tại đây bằng việc ký Biên bản ghi nhớ vào tháng 9/2021 về hợp tác chiến lược trong lĩnh điện gió ngoài khơi với Tập đoàn T&T (T&T Group là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa ngành và đang ghi dấu ấn với lĩnh vực phát triển năng lượng)

Ngày 1/11/2022, liên danh T&T và Orsted đã ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phát triển điện gió ngoài khơi. Liên danh Orsted - Tập đoàn T&T đã lên kế hoạch rót khoảng 30 tỷ USD phát triểc các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam với tổng công suất lên tới 21GW.

Theo đó, hai tập đoàn dự kiến sẽ hợp tác phát triển 3 dự án tại tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, với tổng công suất lắp đặt ước đạt gần 10 GW và tổng vốn đầu tư dự kiến ​​khoảng 30 tỷ USD trong thời gian 20 năm.

>> Chấp thuận phương án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam 71,69 tỷ USD chạy 350km/h

Doanh nghiệp muốn vay vốn, ngân hàng hỏi: ‘Có gì thế chấp không, bao giờ trả tiền?’

Hà Đô (HDG) xem xét tăng mạnh công suất điện gió: Các dự án năng lượng mới có gì đặc biệt?

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tap-doan-nang-luong-tai-tao-hang-dau-the-gioi-rut-khoi-du-an-dien-gio-tai-viet-nam-d111835.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới rút khỏi dự án điện gió tại Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH