Thế giới

Tàu điện không ray 13 triệu USD không hoạt động như mong đợi, quốc gia Đông Nam Á ‘trả lại hàng’ cho Trung Quốc

Thanh Lê 23/11/2024 - 12:27

Các thử nghiệm do Cơ quan IKN tiến hành cho thấy chế độ tự động của hệ thống không hoạt động như mong đợi vì người lái xe vẫn cần can thiệp thủ công trong các tình huống khẩn cấp.

Indonesia sẽ trả lại các tàu nhanh tự hành (ART) do Trung Quốc sản xuất sau khi các tàu này không thể vận hành tự động trong các cuộc thử nghiệm vào tháng 9 và tháng 10 tại Nusantara - thành phố sẽ trở thành thủ đô trong tương lai.

29b01b4e-405b-4251-b420-06cce7e4e2d3.jpeg
Indonesia sẽ trả lại các ART cho Trung Quốc sau khi các tàu này không thể vận hành tự động

ART là hệ thống giao thông công cộng thông minh kết hợp giữa tàu, xe điện và xe buýt, được sản xuất bởi Tập đoàn Sản xuất Xe lửa Trung Quốc (CRRC), có khả năng hoạt động cả trên và ngoài đường ray nhờ cảm biến và bánh xe cao su.

Theo Tonny Agus Setiono, Giám đốc phát triển hệ sinh thái số của Cơ quan IKN, việc trả lại các tàu ART sẽ được thực hiện trong năm nay. Tuy nhiên quyết định tiếp tục dự án hay không sẽ phụ thuộc vào Bộ Giao thông Vận tải. Cuộc thử nghiệm được tiến hành từ 12/9 đến 22/10 tại Khu vực Chính phủ Trung ương của Nusantara.

Trong khi đó, Mohammed Ali Berawi,Mohammed Ali Berawi, Phó giám đốc Cơ quan IKN về chuyển đổi xanh và số, cho biết chế độ tự động không hoạt động như mong đợi do vẫn cần sự can thiệp thủ công từ lái xe trong các tình huống khẩn cấp. Hệ thống còn thiếu các tính năng quan trọng như kế hoạch tốc độ, phanh cho các tuyến đường cụ thể và khả năng tự động phanh khi gặp vật cản.

"Điều này cho thấy nhà phát triển không đủ tin tưởng vào độ tin cậy của hệ thống điều khiển tự động", Ali nói với kompas.com vào ngày 7/11.

Về phía Bộ Giao thông Vận tải, người phát ngôn Budi Rahardjo khẳng định Chính phủ sẽ không chịu thiệt hại nếu dự án bị dừng vì nhà cung cấp ART đã chịu chi phí thử nghiệm. Giám đốc Cục Đường sắt Risal Wasal cũng xác nhận hệ thống không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.

"Nếu tàu ART không đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá của Cơ quan IKN, đó không phải là vấn đề vì nhà nước sẽ không mất mát gì", Budi nói vào thứ Tư, theo trích dẫn từ Antara.

Dự án phát triển ART tại Nusantara được khởi xướng bởi cựu Bộ trưởng Giao thông Vận tải Budi Karya Sumadi sau chuyến thăm Trung Quốc vào giữa tháng 1, với giá trị 210 tỷ Rupiah cho ba đơn vị ART. Mỗi tàu có sức chứa 307 hành khách, tốc độ tối đa 70 km/h nhưng sẽ vận hành ở tốc độ 40km/h.

Bên cạnh Nusantara, Budi cũng đã lên kế hoạch phát triển hệ thống ART để giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông tại điểm du lịch nổi tiếng Kuta ở Bali. Thông báo này được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Budi kết thúc nhiệm kỳ Bộ trưởng Giao thông Vận tải.

4828dd45-08a7-4b0b-b67f-1211571baac0.jpeg
ART là hệ thống giao thông công cộng thông minh kết hợp giữa tàu, xe điện và xe buýt

Đây là lần thứ ba Indonesia chọn tàu Trung Quốc cho hệ thống giao thông công cộng, sau tuyến đường sắt cao tốc Whoosh Jakarta-Bandung và hợp đồng mua 3 tàu trị giá 783 tỷ Rupiah từ CRRC Sifang cho tuyến đường sắt khu vực Greater Jakarta.

Trước đây, Indonesia từng sử dụng tàu Nhật Bản cho dịch vụ tàu điện ngoại ô và cũng đã chọn Nhật Bản cho dự án đường sắt cao tốc trước khi chuyển sang Trung Quốc.

Theo The Jakarta Post

>> Nhật Bản cân nhắc chọn công nghệ Trung Quốc cho hệ thống tàu điện không ray mới để bảo vệ núi Phú Sĩ

Từ chối Nhật, láng giềng Việt Nam chọn công nghệ cao Trung Quốc làm siêu dự án đường sắt cao tốc huyết mạch hơn 7 tỷ USD, gồm 13 đường hầm, 4 nhà ga nối hai trung tâm kinh tế lớn

Từ chối Nhật Bản để chọn châu Âu cho dự án đường sắt cao tốc 16 tỷ USD, quốc gia châu Á nhanh chóng tự chủ công nghệ chỉ sau 1 lần hợp tác

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/tau-dien-khong-ray-13-trieu-usd-khong-hoat-dong-nhu-mong-doi-quoc-gia-dong-nam-a-tra-lai-hang-cho-trung-quoc-130600.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tàu điện không ray 13 triệu USD không hoạt động như mong đợi, quốc gia Đông Nam Á ‘trả lại hàng’ cho Trung Quốc
    POWERED BY ONECMS & INTECH