Kiến thức

Tên lửa ở nước gần Việt Nam bất ngờ nổ tung, bốc cháy ngùn ngụt rồi đâm xuống núi, thân vỡ nát

Như Ý 15/08/2024 - 01:01

Sự việc tên lửa ở Trung Quốc bốc cháy và đâm sầm vào núi gây chú ý trên nhiều diễn đàn.

Vào ngày 30/6, sự cố rơi tên lửa Thiên Long 3 của Công ty Space Pioneer tại Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Trong quá trình thử nghiệm, tầng thứ nhất của tên lửa này bất ngờ tách khỏi bệ phóng. Mất kiểm soát, tên lửa lao thẳng lên trời, nhưng rồi đột ngột mất lực đẩy, xoay tròn và lao xuống một khu vực đồi núi tại thành phố Củng Nghĩa, tỉnh Hà Nam. Cú va chạm mạnh đã khiến tên lửa phát nổ, gây ra một đám cháy lớn.

Theo thông tin từ Công ty Space Pioneer, sự cố xảy ra do lỗi cấu trúc tại phần kết nối giữa thân tên lửa và bệ thử nghiệm khiến tầng thứ nhất rời khỏi bệ phóng. Sau khi phóng lên, máy tính tích hợp trên tên lửa tự động tắt, dẫn đến việc tên lửa bốc cháy và rơi xuống vùng núi sâu cách bệ thử nghiệm 1,5km về phía Tây Nam. Thân tên lửa cũng vỡ nát khi va chạm với núi. Công ty khẳng định rằng vụ tai nạn không gây ảnh hưởng đến người dân trong khu vực vì họ đã sơ tán trước khi thử nghiệm diễn ra.

Tên lửa của Trung Quốc bốc cháy rồi đâm vào núi. Ảnh: Internet

Tên lửa của Trung Quốc bốc cháy rồi đâm vào núi. Ảnh: Internet

Trước đó, Space Pioneer đã phóng thành công tên lửa Thiên Long 2, giúp công ty trở thành đơn vị đầu tiên ở Trung Quốc đưa tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng lên quỹ đạo. Được biết, hiệu suất của tên lửa Thiên Long 3 có thể so sánh với Falcon 9 của SpaceX. Đây là mẫu tên lửa được phát triển nhằm phục vụ xây dựng mạng lưới Internet vệ tinh ở Trung Quốc. Tầm nhìn của Space Pioneer là thực hiện hơn 30 lần phóng mỗi năm sau khi hoàn tất thử nghiệm đầu tiên.

Hình ảnh tên lửa bốc cháy ngùn ngụt trong quá trình thử nghiệm. Ảnh: Internet

Hình ảnh tên lửa bốc cháy ngùn ngụt trong quá trình thử nghiệm. Ảnh: Internet

Các công ty vũ trụ thương mại tại Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự bứt phá của nước này trong tương lai. Bên cạnh tên lửa Thiên Long 3, tên lửa Trường Chinh 6A của Trung Quốc cũng từng vỡ nát trên không trung, tạo ra nhiều mảnh vỡ. Sự cố tên lửa trong quá trình bay vào vũ trụ đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo Văn phòng Rác Vũ trụ thuộc Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, tính đến năm 2022, đã có hơn 630 sự kiện bất thường như nổ tên lửa và va chạm với các vật thể khác xảy ra trong không gian.

>> Tên lửa của nước láng giềng Việt Nam bị 'xé toạc' trên không trung, tan thành 350 mảnh vỡ, 'vướng' ở độ cao 800-1.000 km

Phóng tên lửa băng qua núi để xây cầu 4 làn xe, láng giềng Việt Nam khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình ‘lơ lửng trên mây’ độc đáo

Máy bay vũ trụ với động cơ tên lửa đạt tốc độ hơn 1.100km/h, mục tiêu trở thành phương tiện đầu tiên bay ở độ cao trên 100km hai lần trong ngày

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ten-lua-o-nuoc-gan-viet-nam-bat-ngo-no-tung-boc-chay-ngun-ngut-roi-dam-xuong-nui-than-vo-nat-d130470.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tên lửa ở nước gần Việt Nam bất ngờ nổ tung, bốc cháy ngùn ngụt rồi đâm xuống núi, thân vỡ nát
    POWERED BY ONECMS & INTECH