Doanh nghiệp

Thái Lan chính thức áp thuế chống bán phá giá 30,91% với thép cuộn cán nóng Trung Quốc

Hoàng Ngân 07/08/2024 11:53

Ngoài thuế chống bán phá giá, Thái Lan còn áp dụng thuế tối huệ quốc (MFN) và một số hàng rào, tiêu chuẩn kỹ thuật khác để quản lý lượng thép cuộn cán nóng nhập khẩu và bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Bộ Thương mại Nước ngoài Thái Lan (DFT) vừa công bố mức thuế chống bán phá giá 30,91% đối với thép cuộn cán nóng (HRC) có thêm hợp kim từ Trung Quốc. Đây là một động thái mở rộng các biện pháp chống bán phá giá hiện hành đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ quốc gia này.

Trước đó, vào ngày 16/9/2023, Bộ Thương mại Nước ngoài Thái Lan đã mở một cuộc điều tra chống lẩn tránh thuế đối với thép cuộn cán nóng hợp kim từ 17 nhà sản xuất Trung Quốc. Mục tiêu của cuộc điều tra là xác định liệu các sản phẩm này có được thêm hợp kim để lẩn tránh thuế chống bán phá giá hiện có hay không. Vào ngày 1/8, Bộ đã xác nhận mức thuế chống bán phá giá 30,91% sẽ được áp dụng đối với thép cuộn cán nóng hợp kim từ Trung Quốc, bắt đầu truy thu từ tháng 9 năm ngoái và sẽ được rà soát vào khoảng tháng 7/2028.

Sản lượng sản xuất thép cuộn cán nóng của Thái Lan trong năm 2022 đạt 2,3 triệu tấn, đáp ứng 40% tổng nhu cầu tiêu thụ (5,4 triệu tấn). Phần còn lại phải nhập khẩu. Từ năm 2021, Thái Lan đã áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nóng không hợp kim nhập khẩu từ 18 quốc gia, trong đó có Trung Quốc với mức thuế 30,91%.

Thái Lan chính thức áp thuế chống bán phá giá 30,91% với thép cuộn cán nóng Trung Quốc
Ảnh minh họa

>> KQKD ngành thép: HPG, NKG, HSG báo lãi lớn, doanh nghiệp nhỏ ngược chiều lỗ ‘thảm’

Ngoài thuế chống bán phá giá, Thái Lan còn áp dụng thuế tối huệ quốc (MFN) và một số hàng rào, tiêu chuẩn kỹ thuật khác để quản lý lượng thép cuộn cán nóng nhập khẩu và bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Trong khi Thái Lan đang áp dụng các biện pháp chống bán phá giá mạnh mẽ, thị trường thép cuộn cán nóng tại Việt Nam cũng đang đối mặt với áp lực lớn từ hàng nhập khẩu giá rẻ.

Nhu cầu thép cán nóng tại Việt Nam ước tính khoảng 12-13 triệu tấn mỗi năm, chủ yếu để sản xuất các sản phẩm tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu, ống thép và các sản phẩm khác trong ngành xây dựng và công nghiệp. Tuy nhiên, lượng thép cuộn cán nóng nhập khẩu vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 đã tăng mạnh, gây sức ép lớn lên các nhà sản xuất trong nước như Hòa Phát và Formosa.

Trước tình trạng gia tăng đột biến của thép nhập khẩu, Hiệp hội Thép Việt Nam đã kiến nghị Bộ Công Thương sớm tiến hành cuộc điều tra để làm rõ có hay không hành vi bán phá giá và mức độ thiệt hại cho sản xuất trong nước.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan để rà soát tình hình và thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Được biết, các nước trong khu vực như Thái Lan và Indonesia đã áp dụng biện pháp phòng vệ với thép cán nóng Trung Quốc. Lượng sản xuất của Thái Lan, Indonesia chỉ đáp ứng lần lượt là 43% và 65% nhu cầu tiêu thụ mà từ năm 2019 hai quốc gia này đã có thuế chống bán phá giá bên cạnh thuế nhập khẩu tối huệ quốc (MFN) đang duy trì.

Trong khi đó, hiện nay năng lực sản xuất HRC của Việt Nam đã đáp ứng 70% nhu cầu tiêu thụ (8,5/12 triệu tấn) và hiện nay không có thuế nhập khẩu MFN và chưa có hàng rào thuế quan nào khác để bảo vệ sản xuất trong nước. Chính điều này đã khiến Việt Nam trở thành chỗ trũng cho hàng nhập khẩu.

>> ‘Cú sốc kép’ của ngành thép

Cú sốc ‘hàng tồn kho’ giáng vào ngành thép, giá cổ phiếu HPG, HSG, NKG 'chìm' trong sắc đỏ

‘Cú sốc kép’ của ngành thép

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thai-lan-chinh-thuc-ap-thue-chong-ban-pha-gia-3091-voi-thep-cuon-can-nong-trung-quoc-244593.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Thái Lan chính thức áp thuế chống bán phá giá 30,91% với thép cuộn cán nóng Trung Quốc
POWERED BY ONECMS & INTECH