Tháng 2: Cá nhân bán ròng cổ phiếu ngân hàng, "bắt đáy" họ "Vin" và nhóm hóa chất

03-03-2023 09:30|Văn Thắng

Tháng 2/2023 chứng kiến sự điều chỉnh của các nhóm cổ phiếu như bất động sản - giảm 13,43%, hàng tiêu dùng - giảm 12,38, ngân hàng - giảm 5,87%,...

Từ mức đóng cửa 1.111 điểm hồi cuối tháng 1/2023, VN-Index kết thúc tháng 2 với việc giảm giảm 87 điểm (giảm 7,8% nhưng tăng 1,75% so với cuối năm 2022). Thanh khoản trung bình mỗi phiên giảm 5% so với tháng trước và hụt 10,9% so với thanh khoản trung bình 5 tháng gần đây.

Giá trị vốn hóa sàn HOSE đạt hơn 4,08 triệu tỷ đồng - giảm 7,83% so với tháng trước - tương ứng giảm 350.000 tỷ.

Dòng tiền tăng vào cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 và họ penny trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa.

Tháng 2: Cá nhân bán ròng cổ phiếu ngân hàng,

Tháng 2 cũng chứng kiến xu hướng điều chỉnh của các ngành như bất động sản - giảm 13,43%, hàng tiêu dùng - giảm 12,38, công nghiệp - giảm 11,45%, ngân hàng - giảm 5,87%,...

Về diễn biến các nhóm đầu tư, khối ngoại quay đầu bán ròng 640 tỷ đồng trong tháng qua sau khi mua ròng 32.596 tỷ đồng trong 3 tháng trước đó.

Ngược chiều khối ngoại, nhà đầu tư cá nhân mua ròng 1.350 tỷ đồng trên HOSE. Nhóm này bán mạnh nhất cổ phiếu ngân hàng với giá trị 1.036 tỷ đồng. Một số nhóm cũng bị xả bán như dầu khí với 359 tỷ đồng; 263 tỷ ở nhóm tài nguyên cơ bản; 199 tỷ được rút khỏi nhóm điện, nước,...

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu bất động sản được giải ngân gần 1.887 tỷ đồng; nhóm hóa chất cũng được gom ròng 890 tỷ, nhóm thực phẩm & đồ uống với 450 tỷ,...

Thống kê giao mã giao dịch, cổ phiếu STB bị cá nhân bán ròng 1.032 tỷ đồng - đối ứng với lực mua khối ngoại và tổ chức nội; BID bị bán 221 tỷ. Nhiều mã khác cũng bị rút vốn như PVD (216,2 tỷ), CTG (186 tỷ), GMD (176 tỷ), MWG (164 tỷ), HPG (149 tỷ), PLX (142 tỷ),...

Trong khi đó, 3 cổ phiếu họ Vin được rót ròng trở lại với VHM (924 tỷ đồng), VIC (340 tỷ) và VRE (4 tỷ). Cổ phiếu DXG cũng hút ròng 481 tỷ đồng.

Các đại diện ngành hóa chất là DGC, DPM và DCM cũng được gom ròng 299,3 tỷ, 256,3 tỷ và 231,8 tỷ đồng. Tương tự nhiều mã vốn hóa lớn cũng nằm trong danh mục mua ròng như ACB, SSI, MSN,… với quy mô dưới 200 tỷ đồng.

Nhận định chứng khoán tháng 3

Theo báo cáo chiến lược thị trường tháng 3 của Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, thị trường chứng khoán đã đối mặt với áp lực đáng kể khi VN-Index tiếp cận ngưỡng kháng cự 1.130 điểm trong tháng 2.

Cổ phiếu ngành bất động sản và ngân hàng đã gây áp lực lớn lên thị trường chung trong đó nhóm cổ phiếu địa ốc có diễn biến đáng thất vọng do cuộc họp giữa Chính phủ, các ngân hàng và các nhà phát triển lớn (về các biện pháp và chính sách hỗ trợ bổ sung) đã không đưa ra một lộ trình rõ ràng để các công ty bất động sản khơi thông dòng tiền kinh doanh và cũng như giúp ổn định tâm lý nhà đầu tư trên thị trường tài chính.

ten.png

Trong bối cảnh thị trường chứng kiến nhiều sự biến động, nhóm phân tích của Mirae Asset Việt Nam nhận định:

- Sau hơn một tháng điều chỉnh, mức chiết khấu của thị trường là đủ để có một nhịp phục hồi trong ngắn hạn khi thị trường về lại mức hỗ trợ mạnh quanh 1.000 điểm (+/- 20 điểm);

- Đợt điều chỉnh gần đây đã đẩy một số cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt xuống mức định giá thấp hơn so với quá khứ;

- Động lực tăng trưởng đến từ đầu tư công, sự phục hồi của sản xuất trong nước trong khi rủi ro liên quan tới vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp không quá cao.

Nhận định chứng khoán 13/12: Cơ hội xuất hiện khi VN-Index về 1.260 điểm

VN-Index điều chỉnh phiên thứ 3 liên tiếp

Bài thuộc chủ đề Bất động sản
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thang-2-ca-nhan-ban-rong-co-phieu-ngan-hang-bat-day-ho-vin-va-nhom-hoa-chat-171942.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tháng 2: Cá nhân bán ròng cổ phiếu ngân hàng, "bắt đáy" họ "Vin" và nhóm hóa chất
    POWERED BY ONECMS & INTECH