Chủ tịch Fed mới đây đã có những phát biểu mới nhất nói về quan điểm của cơ quan này trước tình trạng của stablecoin hiện nay.
Mỹ tiếp tục “cứng rắn” với Crypto
Gần đây, tại hội nghị Viện Cato, ông Powell - Chủ tịch cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã nêu ra nhận xét rằng, Stablecoin phải được quản lý bằng luật vì hoạt động của nó chưa được quy định cụ thể.
“Chúng tôi không muốn ngăn cản sự đổi mới thích hợp. Tuy vậy, stablecoin sẽ cần được điều tiết một cách thích hợp và cần quy định. Chúng phải cung cấp cho người tiêu dùng sự rõ ràng, minh bạch và được bảo chứng đầy đủ bới các tài sản chất lượng có tính thanh khoản cao.”
Mặt khác, Powell cũng nhắc đến CBDC - đồng kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và khả năng ứng dụng của nó. Chủ tịch Fed nói rằng ông đang đánh giá lại xem có nên phát hành CBDC hay không và cân nhắc vấn đề như quyền riêng tư.
Theo coinmarketcap, giá Bitcoin hiện đang giao dịch tại mức 21,306.73 USD, tương ứng tăng gần 7,6% so với ngày hôm qua.
Tuy nhiên, bấy nhiêu đó là chưa đủ để Bitcoin và toàn bộ thị trường crypto có thể lấy lại những mất mát khoảng 2 tuần trước, cũng bị ảnh hưởng bởi bài phát biểu về chính sách hàng năm của Fed tại Hội nghị Jackson Hole.
Chủ tịch Jerome Powell cho rằng, việc tiếp tục tăng lãi suất là “thuốc đắng dã tật” cho nền kinh tế Mỹ. Hành động này sẽ gây ra một số cú sốc nhất định trong hiện tại nhưng sẽ là biện pháp đúng đắn cho tương lai. Đây được xem là cam kết nghiêm khắc của Chủ tịch Fed để ngăn chặn lạm phát.
Kết quả là tâm lý lo sợ trên thị trường đã khiến giá Bitcoin lao dốc thủng mốc 19.000 USD.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) Gary Gensler đã có tuyên bố ngành tiền mã hóa không cần có bất kỳ quy tắc cụ thể nào cho các dự án phát hành token.
Tuy nhiên, những nền tảng cung cấp dịch vụ Crypto vẫn phải luôn tuân theo các nguyên tắc bảo vệ nhà đầu tư.
Nhận xét của Chủ tịch SEC có lẽ là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy cơ quan quản lý đang có ý định tiếp tục áp dụng các quy tắc và quy định hiện hành cho ngành Crypto, trái ngược với hy vọng của các nhà đầu tư và doanh nhân rằng SEC sẽ tạo ra một số hỗ trợ nhất định, cho phép các công ty blockchain phát hành token mà không cần phải đăng ký làm nền tảng chứng khoán.
Bên cạnh đó, Chủ tịch SEC cũng cảnh báo Stablecoin có thể thuộc danh mục chứng khoán chưa đăng ký vì một số chức năng mà chúng cung cấp và có khả năng cạnh tranh với các quỹ thị trường tiền tệ, chứng khoán khác và tiền gửi ngân hàng, đồng thời đặt ra các vấn đề chính sách quan trọng.
Tiềm ẩn nguy cơ rửa tiền qua tiền ảo tại Việt Nam
Theo Đại biểu Quốc Hội, đối với vấn đề lợi dụng tiền ảo để rửa tiền tài trợ khủng bố, hiện nay Nhà nước chưa công nhận tiền ảo, tuy nhiên, hiện nay Việt Nam là một trong những thị trường chơi tiền ảo rất lớn, là một trong mười nước tham gia đông.
Đây là lĩnh vực có nguy cơ rửa tiền rất lớn với lợi thế dễ dàng trao đổi trên phạm vi toàn cầu đã trở thành kênh hữu hiệu để tội phạm lợi dụng rửa tiền.
Đại biểu nêu rõ, thời gian gần đây liên tiếp có những đường dây đánh bạc, rửa tiền quy mô lớn đều sử dụng tiền ảo.
Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn đang nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật, chưa chịu sự quản lý của cơ quan chức năng, tiền ảo và tài sản ảo vẫn lọt lưới do các quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền chưa quy định về vấn đề này.
Do đó, việc bổ sung đối tượng tài sản ảo, tiền ảo vào dự thảo Luật là hết sức cần thiết, không chỉ đáp ứng các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền trên thế giới mà còn nhằm đảm bảo an ninh tài chính trong nước, không để công nghệ tài chính bị lợi dụng để rửa tiền tham nhũng, khủng bố.
Tại Việt Nam, đại diện Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần phát đi thông điệp: Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là tiền tệ và phương thức thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền điện tử tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi không đúng với pháp luật hiện hành.
Chơi Bitcoin đến 'cháy tài khoản', Chủ tịch trộm gần 2 tỷ đồng từ quỹ công đoàn
Chuyên gia: Quản lý Bitcoin và tiền mã hóa không còn là vấn đề ‘nên hay không’ mà là ‘làm thế nào’