Những người dân sống trong những căn nhà lụp xụp rách nát nhưng không được phép nâng cấp sửa sang vì đất dính quy hoạch.
Dự án khu vui chơi giải trí đầm Thị Nại được Ban Quản lý Khu kinh tế cấp quyết định chấp thuận nhà đầu tư vào năm 2022 với quy mô 30,43ha (tại xã Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn, thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội), tổng vốn đầu tư 795,7 tỷ đồng.
Dự án được UBND tỉnh Bình Định trao quyết định đầu tư cho Công ty CP Đầu tư Xây dựng Phú Sơn Thuận vào ngày 12/2/2022. Tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động động là 36 tháng kể từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, cho thuê đất.
Khu đất thực hiện dự án khu vui chơi Thị Nại. Ảnh minh hoạ.
Khu vui chơi giải trí đầm Thị Nại gồm các công trình vui chơi giải trí (công viên nước, thủy cung, tắm suối nóng, hệ thống đường tàu lượn, các trò chơi mạo hiểm, bắn súng sơn…); các công trình phụ trợ (văn phòng đιều hành, quản lý, khu vực cho nhân viên phục νụ, nhà bảο νệ, khu dịch νụ, nhà hàng và hội nghị…); cây xanh cảnh quan được bố trí xen kẽ với các khu chức năng.
Khu vui chơi giải trí Đầm Thị Nại được quảng cáo, khi đi vào hoạt động sẽ hình thành một tổ hợp vui chơi giải trí đẳng cấp, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch, dịch vụ của tỉnh Bình Định, tạo cú hích mới trong thu hút khách du lịch đến với địa phương.
>> Vừa thông xe, cao tốc qua ba tỉnh trọng điểm du lịch miền Trung thông báo 'đóng cửa'
Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã nhiều lần mời chủ đầu tư làm việc, yêu cầu đơn vị ứng tiền chi trả mặt bằng cho người dân. Chủ đầu tư cam kết nhưng đến thời hạn lại không thực hiện. Ban Quản lý Khu kinh tế yêu cầu nhà đầu tư ứng kinh phí để chi trả tiền bồi thường, GPMB, tuy nhiên, nhà đầu tư không thực hiện.
Người dân ở đây sống lay lắt trong những ngôi nhà hư hỏng, xuống cấp, thậm chí bỏ hoang vì những dự án treo. Do nằm trong vùng quy hoạch dự án, nhiều nhà dân hư hỏng, xuống cấp nhưng không dám sửa chữa, thậm chí nhiều ngôi nhà bỏ hoang...
Những ngôi nhà lụp xụp không được phép nâng cấp sửa sang vì dính quy hoạch. Ảnh minh hoạ.
Không chỉ việc ăn ở, việc làm của người dân cũng bị ảnh hưởng. Việc canh tác, nuôi trồng thủy sản của bà con cũng bị ảnh hưởng vì không biết khi nào dự án triển khai.
"Đất gia đình tôi khai hoang, ở ổn định từ năm 1978 đến nay. Năm 2014, bão làm sập nhà nên tôi phải xây dựng nhà mới để ở, nhưng nay không được đền bù nhà ở. Bão làm sập chứ có phải tôi tự làm sập đâu? Dự án thì kéo dài dân chẳng biết đi hay ở", một cư dân chia sẻ nỗi lòng.
Theo báo Dân Trí, có 87 hộ ở địa phương này có đất bị thu hồi, bị ảnh hưởng bởi dự án. Tỉnh có khu tái định cư cho những người bị thu hồi đất nhưng giá đền bù quá thấp mà giá đất khu tái định cư lại cao. Lên tái định cư chỉ được mua 150m2 nhưng theo giá thị trường tùy theo đường, cao nhất 1 tỷ đồng. Với giá cao thế này họ không thể nào mua nổi. Họ rơi vào tình cảnh đi không được mà ở cũng không xong.
"Tôi mong muốn các lãnh đạo tỉnh cho người dân chúng tôi xây dựng nhà để ở những ngày cuối đời, chứ trên 20 năm rồi mà chờ mãi đau xót cho người dân chúng tôi quá, mong lãnh đạo các ngành của tỉnh xem xét cho chúng tôi xây đựng nhà để ở" - Một người dân cho biết.
Trước tình cảnh này, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định đang tiến hành các thủ tục đề xuất UBND tỉnh thu hồi dự án.
Đất võ Bình Định chi 10.000 tỷ mở rộng tuyến đường qua 4 khu công nghiệp trọng điểm
Một dự án hơn 4.300 tỷ tại Bình Định bất ngờ chấm dứt hoạt động