'Thủ phủ' cà phê Việt Nam sẽ được quy hoạch có 31 đô thị

20-01-2024 19:01|Yên Hoàng

Tỉnh này phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 131 triệu đồng.

Chiều 17/1, UBND tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch xác định tỉnh Đắk Lắk sẽ trở thành điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế, trong đó, TP. Buôn Ma Thuột là một cực phát triển của vùng Tây Nguyên…

Theo đó, Đắk Lắk sẽ phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hàng năm thời kỳ 2021-2030 là 11%/năm; tỷ trọng kinh tế số đạt 20%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 131 triệu đồng; huy động GRDP vào ngân sách khoảng 13-14%; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 3,5-4,5%/năm…

>> Lộ diện quy hoạch 26 đô thị tại Cà Mau đến năm 2025

Cũng theo quy hoạch, phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của Đắk Lắk theo cấu trúc không gian "một trọng điểm - ba cực - ba hành lang - ba tiểu vùng". Trong đó, một trọng điểm là TP. Buôn Ma Thuột và phụ cận. Ba cực phát triển: thị xã Buôn Hồ, thị xã Ea Kar, thị trấn Ea Drăng và phụ cận, huyện Ea H'Leo.

'Thủ phủ' cà phê Việt Nam sẽ được quy hoạch có 31 đô thị
Đắk Lắk sẽ phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2021-2030 là 11%/năm

Ba hành lang động lực gồm: hành lang kinh tế tổng hợp (QL14), hành lang nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế dịch vụ và du lịch (QL29); hành lang phía Đông (QL26 và đường cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột). Ba tiểu vùng gồm: Tiểu vùng trung tâm gồm TP. Buôn Ma Thuột, các huyện Cư M'gar, Krông Pắc, Cư Kuin, Krông Ana và Buôn Đôn; tiểu vùng phía Bắc gồm thị xã Buôn Hồ và các huyện: Ea Súp, Ea H'leo, Krông Năng, Krông Búk; tiểu vùng phía Đông Nam gồm các huyện: Ea Kar, M'Drắk, Krông Bông, Lắk.

>> Địa phương sẽ trở thành đô thị vệ tinh của TP. HCM, hút vốn FDI tăng mạnh

Mở rộng, phát triển TP. Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm cùng Tây Nguyên, phát triển theo hướng xanh, sinh thái, thông minh, mang bản sắc riêng. Phát triển thị xã Buôn Hồ là đô thị trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch vùng phía Bắc của tỉnh. Phát triển thị xã Ea Kar là đô thị trung tâm tiểu vùng phía Đông của tỉnh, hạt nhân thu hút nguồn lực xã hội để trở thành trung tâm dịch vụ, thương mại, công nghiệp của tiểu vùng.

Đến năm 2030, tỉnh Đắk Lắk có 31 đô thị, gồm 1 đô thị loại I trực thuộc tỉnh là TP. Buôn Ma Thuột; 1 đô thị loại III là thị xã Buôn Hồ; 6 đô thị loại IV và 23 đô thị loại V. Ngoài ra, tỉnh sẽ nghiên cứu thành lập khu kinh tế cửa khẩu Đắk Ruê. Nghiên cứu thành lập mới các khu công nghiệp tiềm năng như M’Đrắk, Ea Kar, Ea H’Leo…

>> Một tỉnh 'sát vách' TP. HCM thu hút 116 dự án FDI trong năm 2023Một tỉnh 'sát vách' TP. HCM thu hút 116 dự án FDI trong năm 2023

Tầm nhìn đến năm 2050, Đắk Lắk xác định mục tiêu là tỉnh có nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng xanh, tuần hoàn. Quy mô kinh tế vươn lên đứng trong nhóm 25 tỉnh phát triển thịnh vượng đứng đầu cả nước. TP. Buôn Ma Thuột là “Thành phố cà phê thế giới”, trung tâm đô thị vùng, trung tâm văn hóa, trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học vùng Tây Nguyên và khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ nông nghiệp quốc tế.

'Thủ phủ' cà phê Việt Nam sẽ được quy hoạch có 31 đô thị
Bản đồ tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực trung tâm của vùng; phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp với Vương quốc Campuchia, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

TỉnhĐắk Lắk có diện tích 13.125,37km², được mệnh danh là “thủ phủ” cà phê Việt Nam, bởi diện tích và sản lượng luôn đứng đầu cả nước. Nhiều năm qua, cà phê là nông sản chủ lực trong cơ cấu kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Đắk Lắk đang xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới.

>> Thành phố là cực phát triển của Tây Nguyên sẽ trở thành 'thành phố cà phê thế giới' vào năm 2050

Địa phương sẽ trở thành đô thị vệ tinh của TP. HCM, hút vốn FDI tăng mạnh

Lộ diện quy hoạch 26 đô thị tại Cà Mau đến năm 2025

Tỉnh miền Trung rộng hơn 15.000km2, lớn thứ nhì cả nước sẽ trở thành 'cao nguyên sinh thái - đô thị đại ngàn'

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thu-phu-ca-phe-viet-nam-se-duoc-quy-hoach-co-31-do-thi-220525.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
'Thủ phủ' cà phê Việt Nam sẽ được quy hoạch có 31 đô thị
POWERED BY ONECMS & INTECH