"Không làm không được, xử lý người sai để bảo vệ người đúng. Nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân trong bất cứ hoàn cảnh nào", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Chiều 24/11, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về truyền thông chính sách, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cần xử lý các vi phạm về trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, ngân hàng yếu kém, "bởi càng để lâu càng ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân".
Cũng tại hộ nghị, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nói: "Tăng thêm cho truyền thông 0,2% ngân sách trong lúc này là cần thiết để báo chí cách mạng nâng cao năng lực cạnh tranh, cả về hạ tầng công nghệ và nhân lực".
Tin xấu, tin giả tràn lan
Thứ trưởng Bộ Công An Trần Quốc Tỏ nhấn mạnh trong thời gian tới, truyền thông chính sách về an ninh trật tự đứng trước nhiều thách thức mới; nguy cơ sử dụng về công nghệ thông tin để "xâm lấn", "can thiệp", "lấn át" thông tin chính thống.
Ngày càng xuất hiện ngày càng nhiều tin giả, tin xấu độc, làm lũng đoạn thông tin, gây tâm lý hoang mang trong xã hội, gây khó khăn cho công tác định hướng dư luận, hạn chế khả năng gạn lọc thông tin chính thống trong truyền thông chính sách.
Hiện Bộ Công an đã thiết lập và duy trì các kênh thông tin phát ngôn chính thống trong Công an Nhân dân.
Truyền thông được coi là một trong các trụ cột chính của hoạt động Ngân hàng nhà nước và là kênh truyền dẫn hiệu quả chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Bà Nguyễn Hồng Hạnh, thống đốc ngân hàng nhà nước đồng tình.
Giải pháp quan trọng để đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống và mang hơi thở cuộc sống vào quá trình xây dựng chính sách là truyền thông chính sách phải tốt. Một trong những mục tiêu của truyền thông phải là xây dựng được niềm tin của người dân. Muốn có niềm tin thì phải nói đi đôi với làm.
Xử lý khủng hoảng truyền thông
Tại hội nghị, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý, báo chí cần phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội; lan tỏa cái tốt, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội. "Niềm tin xã hội là sức mạnh, làm mất niềm tin xã hội là xói mòn sức mạnh quốc gia", ông nói.
Báo chí cần nói và phê bình cái xấu trong xã hội nhưng tỷ lệ tin bài dưới 10% "thì không làm xói mòn niềm tin nhưng đủ sức cảnh báo, đấu tranh với cái xấu".
Báo chí cần tạo không gian để người dân, chuyên gia tranh luận, tìm giải pháp phát triển đất nước. "Báo chí hãy nhận lấy sứ mệnh mới, khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam hùng cường thịnh vượng, sánh vai cường quốc năm châu, biến khát vọng này thành sức mạnh xây dựng đất nước", Bộ trưởng chia sẻ.
Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi nhìn nhận thực tế chưa có khoản chi ngân sách riêng cho truyền thông chính sách. Bộ Tài chính sẽ tiếp thu vấn đề này khi sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu, cương quyết xử lý người lợi dụng "tát nước theo mưa", làm lung lay niềm tin của người dân.
Theo Thủ tướng, thông qua truyền thông, phản ánh của dư luận về một số chính sách không phù hợp, các cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu, tìm hiểu để kịp thời điều chỉnh, tránh gây bức xúc trong dư luận và nhân dân.
Từ bây giờ, chính thức bỏ giám sát cảnh sát giao thông bằng thiết bị ghi âm, ghi hình
CSGT chốt trực xử lý vi phạm tại "điểm đen" ngã tư Nguyễn Trãi