Tiến độ dự án điện khí LNG Quảng Ninh quy mô gần 2 tỷ USD đã đến đâu?

06-07-2023 10:55|Thảo Đan

Dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh nằm trong danh mục các dự án nguồn và lưới điện quan trọng trong Quy hoạch điện VIII được ưu tiên đầu tư của ngành điện.

Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh là dự án điện đầu tiên sử dụng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) nhập khẩu tại miền Bắc. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1,9 tỷ USD, do Liên danh nhà đầu tư Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP Cơ khí và Lắp máy Việt Nam cùng với 2 nhà đầu tư Nhật Bản Tokyo Gas – Marubeni thực hiện.

Đây là dự án điện đầu tiên sử dụng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) nhập khẩu tại miền Bắc. Dự án được xây dựng trên diện tích khoảng 60ha tại phường Cẩm Thịnh (thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh).

Dự kiến đi vào hoạt động thương mại trong quý 3/2027, Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh sẽ bổ sung cho hệ thống điện quốc gia khoảng 9 tỷ kWh/năm, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính; đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng 57.700 tỷ đồng trong vòng 25 năm.

Nhiên liệu chính cho nhà máy là khí tái hóa từ LNG nhập khẩu với nhu cầu dự kiến 1,1 triệu tấn/năm. Phạm vi đầu tư gồm 2 tổ máy 2x750MW; 1 bến nhập LNG cho tàu trọng tải 71.500DWT; 2 kho chứa LNG công suất 100.000m3/kho cùng hệ thống tái hóa khí; 3,5km ống dẫn LNG kết nối từ bến cảng tàu đến kho chứa LNG; 30km đường dây 500kV từ nhà máy đến trạm 500kV Quảng Ninh.

Dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh nằm trong danh mục các dự án nguồn và lưới điện quan trọng trong Quy hoạch điện VIII được ưu tiên đầu tư của ngành điện.

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, việc triển khai đầu tư xây dựng dự án điện khí LNG Quảng Ninh có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng nguồn điện bổ sung cho nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng tăng của tỉnh Quảng Ninh và cho khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Hiện tỉnh Quảng Ninh đã xong bước lựa chọn nhà đầu tư (Tổ hợp nhà đầu tư PV Power - Colavi - Tokyo Gas - Marubeni). Tuy vậy, quá trình triển khai dự án còn một số vướng mắc liên quan thoả thuận phòng cháy chữa cháy, đấu nối và bán điện... Với những điều kiện khác về luồng cảng, đất đai, tỉnh Quảng Ninh đã sẵn sàng.

Nếu quý 4/2023 hoàn thành xong báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án điện khí LNG Quảng Ninh có thể triển khai sớm hơn.

Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh trị giá gần 2 tỷ USD có thể đi vào hoạt  động trong quý 3/2027

Được biết, nhà đầu tư dự án đã tiến hành rà soát, lập bảng độ chi tiết các công việc của dự án gửi Sở Công Thương Quảng Ninh tổng hợp, theo đó tiến độ tổng thể dự án được giữ nguyên, cụ thể tổ máy 1 hoàn thành tháng 4/2027, tổ máy 2 hoàn thành tháng 6/2027, tuy nhiên một số mốc thời gian được điều chỉnh cho phù hợp tính khả thi và kết quả thực hiện.

Để thực hiện đấu nối nhà máy điện vào hệ thống lưới điện quốc gia, Công ty cổ phần điện khí LNG Quảng Ninh cũng đã lập phương án đấu nối gửi các đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để thỏa thuận. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại công tác thỏa thuận đấu nối các hạng mục chưa được các đơn vị thuộc EVN chấp thuận.

Ngoài ra, nhà đầu tư đã tổ chức lập hồ sơ và có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị cập nhật, bổ sung quy hoạch bến LNG vào Khu bến Cẩm Phả thuộc Quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050.

Ngày 31/3/2023, Bộ GTVT đã có Văn bản số 3153/BGTVT-KHĐT, chấp thuận chủ trương và giao Cục Hàng Hải Việt Nam cập nhật và bổ sung thêm cảng chuyên dùng LNG cho tàu đến 100.000 tấn phục vụ dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh vào Quy hoạch chi tiết cảng biển phía Bắc giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Quảng Ninh.

Đoàn công tác Nhật Bản thị sát thực địa chuỗi dự án điện khí 12 tỷ USD

PTSC (PVS) khởi công ‘trái tim’ siêu dự án Lô B - Ô Môn và ký kết loạt hợp đồng mới

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tien-do-du-an-dien-khi-lng-quang-ninh-quy-mo-gan-2-ty-usd-da-den-dau-190900.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tiến độ dự án điện khí LNG Quảng Ninh quy mô gần 2 tỷ USD đã đến đâu?
    POWERED BY ONECMS & INTECH