Tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư tại các CTCK đi đâu trong quý 1/2023?

21-04-2023 12:38|Minh Thuận

Trái ngược với xu hướng tăng trở lại của dòng vốn margin, lượng tiền mặt của nhà đầu tư gửi tại các công ty chứng khoán tiếp tục "bốc hơi" một phần trong quý 1/2023.

Thị trường chứng khoán vừa có phiên giao dịch ngày 20/4/2023 tương đối ám đạm với giá trị khớp lệnh trên HOSE chỉ đạt vỏn vẹn 5.636 tỷ đồng - giảm 35% so với phiên liền trước và là mức thấp nhất trong gần 2 tháng (kể từ ngày 2/3).

Mùa báo cáo kết quả quý 1/2023 dần được hé lộ với dự phóng không mấy khả quan khiến tâm lý của nhà đầu tư trở nên thận trọng. Ngoại trừ nhóm ngân hàng được nhận định tiếp tục duy trì mức tăng trưởng và chiếm từ 55 - 65% tổng lợi nhuận quý 1 trên toàn thị trường, các nhóm còn lại nhiều khả năng sẽ chứng khoán sự phân hóa mạnh.

Trong khi động lực to lớn từ dòng vốn ngoại đang dần yếu đi còn lượng tài khoản chứng khoán mở mới của nhà đầu tư đã liên tục giảm mạnh trong 7 tháng qua (tháng gần nhất chỉ ghi nhận thêm gần 40.000 tài khoản mở mới), việc thanh khoản thị trường chứng khoán lao dốc cũng là điều dễ hiểu.

Tiền nhàn dỗi của nhà đầu tư tại các CTCK đi đâu trong quý 1/2023?

Theo ước tính, số dư tiền gửi khách hàng tại các công ty chứng khoán đến cuối quý 1/2023 chỉ còn khoảng 58.000 tỷ đồng, tiếp tục giảm khoảng 2.000 tỷ đồng so với quý liền trước. Nếu so với mức kỷ lục cuối quý 1/2022 là 100.000 tỷ đồng, hiện lượng tiền gửi bị rút ra xấp xỉ ngưỡng 42.000 tỷ đồng.

Ngược chiều, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán đã tăng nhẹ trở lại trong quý vừa qua trong đó dư nợ margin ước tính vào khoảng 118.000 tỷ đồng.

Thực tế, sau nhịp giảm mạnh cuối năm 2022, rất nhiều nhà đầu tư bị bán giải chấp cổ phiếu dẫn tới thua lỗ và một phần dòng tiền cũng đã rút khỏi thị trường. Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh hậu làn sóng COVID, các hoạt động phục hồi cũng kích thích một phần dòng tiền nhàn rỗi rút ra khỏi những kênh đầu tư như chứng khoán để chảy vào phục vụ sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất ở mức cao và động thái hạ nhiệt lãi suất cũng cần phải có thời gian để thị trường phản ứng, chứng khoán vẫn đối diện thêm áp lực cạnh tranh gay gắt hơn tới từ các kênh tiết kiệm có độ an toàn cao hơn.

Thời điểm 31/3/2023, toàn thị trường chỉ còn đúng 2 công ty chứng khoán có dư nợ cho vay trên 10.000 tỷ là Mirae Asset và SSI. Con số này ít hơn nhiều so với cách đây một năm khi dư nợ cho vay của các công ty chứng khoán lập kỷ lục 200.000 tỷ đồng và thị trường có đến 6 công ty chứng khoán ghi nhận dư nợ trên 10.000 tỷ vào cuối quý 1/2022.

Trong một báo cáo mới đây, Pyn Elite Fund cho biết, các công ty chứng khoán cũng đã đưa ra một số gói margin ưu đãi song khách hàng vẫn đang chờ đợi tín hiệu về thời điểm an toàn để quay trở lại thị trường chứng khoán.

Quỹ này nhận định, việc Fed tăng lãi suất và các biến cố liên quan đến các định chế tài chính lớn trên thế giới là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư trong nước lo lắng thời gian qua.

Tuy nhiên, khi tâm lý trên thị trường được cải thiện, các khoản margin sẽ lại được triển khai để mua cổ phiếu. Hiện một vài tín hiệu cho thấy nút thắt về lãi suất đang dần được cởi bỏ; thị trường trái phiếu doanh nghiệp dần ổn định hơn sau các biến cố trong năm ngoái đã, đang và sẽ góp phần giảm áp lực lên lãi suất.

Theo đó, Pyn Elite Fund kỳ vọng xu hướng giảm lãi suất sẽ tiếp diễn và lãi suất tiền gửi trở lại mức khoảng 5 - 6% vào quý 3 tới.

Nhận định chứng khoán 22/11: Nhiều CTCK đồng thuận VN-Index lên 1.240 điểm

Công ty chứng khoán Top đầu sắp cán mốc 10.000 tỷ đồng dư nợ cho vay margin

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tien-nhan-roi-cua-nha-dau-tu-tai-cac-ctck-di-dau-trong-quy-12023-179697.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư tại các CTCK đi đâu trong quý 1/2023?
    POWERED BY ONECMS & INTECH