Tìm cách cứu nguy cho tuyến đường huyết mạch tại ‘tiểu Paris’ của Việt Nam

03-04-2024 15:11|Phương Hà

Dù đã thi công hơn 1,5 năm, nhưng tuyến đường này vẫn trong tình trạng chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng.

Theo thông tin từ Giám đốc Sở GTVT Lâm Đồng, dự án xây dựng đường vành đai TP. Đà Lạt với tổng vốn đầu tư 870 tỷ đồng được khởi công tháng 7/2021, dự kiến hoàn thành tháng 6/2023, nhưng sau đó phải gia hạn đến cuối năm 2024.

Tuyến đường này dài hơn 7,4km đi qua các phường 3, 4, 5; điểm đầu kết nối với đường Trúc Lâm Yên Tử (giao với đèo Prenn); điểm cuối tuyến là ngã tư giao với đường Hoàng Văn Thụ và đường Nguyễn Đình Quân.

Đây là dự án quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông đô thị Đà Lạt theo tiêu chí đô thị loại I; tăng cường kết nối hạ tầng giao thông Đà Lạt với hệ thống giao thông đối ngoại của tỉnh. Đường vành đai còn được kỳ vọng góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông ở nội ô Đà Lạt. Thế nhưng tiến độ thi công tuyến đường này rất chậm, mới đạt khoảng 59%.

Duong-Vanh-Dai-9
Hiện trạng dự án

Mặc dù đã được kéo dài thời gian thi công hơn một năm rưỡi nhưng tuyến đường vành đai của TP. Đà Lạt mới có khoảng 6,4km/7,4km mặt bằng được bàn giao cho các nhà thầu để triển khai thi công. Vì nhiều hộ không chịu giải tỏa nhà cửa và các công trình kiến trúc khác để bàn giao mặt bằng nên việc tổ chức thi công gặp khó khăn, ách tắc. Hậu quả là nhiều đoạn đường thi công dang dở, vật liệu chất ngổn ngang; nhiều hạng mục chậm tiến độ.

>> Dự án cao tốc đắt thứ 2 Việt Nam sẽ thông xe vào năm 2025: Trở thành ‘điểm nối’ giữa TP. HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ

Đoạn đường từ Trúc Lâm Yên Tử nối dài do CTCP Xây dựng và tư vấn đầu tư 18 thi công còn 0,3km chưa được giao mặt bằng nên việc thi công bị chậm tiến độ. Đoạn đường An Sơn - Y Dinh - An Tôn, do Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp 263 và Công ty TNHH Nam Phan thi công, hiện mới bàn giao mặt bằng được 2,3km/3km, do đó hiện mới hoàn thành trên dưới 43% giá trị hợp đồng.

Sở GTVT Lâm Đồng và đơn vị thi công cho rằng nếu không sớm có giải pháp tháo gỡ vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nhiều khả năng không thể hoàn thành dự án này vào cuối năm 2024 theo quyết định điều chỉnh của UBND tỉnh.

Để tháo gỡ ách tắc, Sở GTVT đã có văn bản tham mưu và đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo UBND TP. Đà Lạt tổ chức cưỡng chế để bàn giao mặt bằng thi công đối với 8 hộ đã có quyết định cưỡng chế.

Mặt khác, cơ quan chức năng cần sớm giải quyết đơn kiến nghị cho 9 trường hợp chưa nhận tiền bồi thường, chưa đồng ý bàn giao mặt bằng để thi công. Một khi đã giải quyết đơn và vận động thuyết phục mà các hộ vẫn không nhận tiền đền bù và giao mặt bằng thì tiến hành cưỡng chế.

Về phía các hộ thuộc diện phải di dời giải tỏa, nhiều trường hợp đề nghị chính quyền và ban ngành chức năng sớm giao đất tái định cư để họ yên tâm di dời, ổn định cuộc sống.

Những hộ hoặc cá nhân bị thu hồi nhà ở trên đất nhưng không đủ điều kiện để được bồi thường về đất thì đề nghị được cơ quan chức năng xem xét hỗ trợ.

Thời Pháp thuộc, thành phố có tên Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là cho những người này niềm vui, cho những người khác sự mát mẻ. Đà Lạt được du khách đặt cho nhiều tên gọi hoa mỹ như thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương mù.

Đà Lạt có hơn 1.300 biệt thự với kiến trúc đa dạng, nhiều nhất là kiến trúc phía bắc nước Pháp nên được ví là "tiểu Paris".

>> Tương lai tuyến cao tốc 147.000 tỷ dài nhất Việt Nam: Sẽ đặt chân đến 'nơi cuối cùng' Tổ quốc, mở rộng lên tới 10 làn xe

Tăng tốc trong giải phóng mặt bằng tại khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Phú Thọ

Tỉnh cách trung tâm Hà Nội 70km: Xuất hiện tuyến đường 86.000 tỷ đồng chạy qua, sẽ trở thành động lực phát triển kinh tế trong tương lai

AEON Mall mở thêm trung tâm thương mại 5.000m2, công bố kế hoạch 'thâu tóm' thị trường Việt

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tim-cach-cuu-nguy-cho-tuyen-duong-huyet-mach-tai-tieu-paris-cua-viet-nam-d119491.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tìm cách cứu nguy cho tuyến đường huyết mạch tại ‘tiểu Paris’ của Việt Nam
POWERED BY ONECMS & INTECH