Tài chính Ngân hàng

Tìm được thuốc giải, các ngân hàng tăng tốc chạy đua chữa bệnh thừa tiền

Dương Lam 10/10/2023 - 21:56

Để giải quyết tình trạng “thừa tiền”, nhiều ngân hàng đang tăng tốc giải ngân.

Để giải quyết tình trạng “thừa tiền”, nhiều ngân hàng đang tăng tốc giải ngân. Đặc biệt sau hơn 1 tháng thực hiện Thông tư 06, nhiều ngân hàng đã có “cuộc đua” đưa lãi suất cho vay về mức hấp dẫn.

Cuộc đua tăng tốc giải ngân của các nhà băng

Từ đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 khoảng 14-15%, trong khi đó đến thời điểm 29/9 tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,7 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 6,9% so với đầu năm, cao hơn dự báo của Ngân hàng nhà nước (6,1-6,2%).

Tuy nhiên, thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều, để giải quyết bài toán dư tiền, các ngân hàng đang "tăng tốc".

Theo đó, Vietcombank triển khai chính sách cho khách hàng cá nhân vay vốn để trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác, áp dụng đối với các khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống của khách hàng cá nhân với lãi suất ưu đãi từ 6,9%/năm trong 6 tháng đầu hoặc 7,5%/năm trong 12 tháng đầu hoặc 8%/năm trong 24 tháng đầu.

Còn Vietinbank đưa lãi suất cho vay khách hàng cá nhân còn chỉ từ 5,6% với vay sản xuất kinh doanh và từ 7,5%/năm đối với vay tiêu dùng. Mức cho vay lên tới 100% dư nợ gốc còn lại tại ngân hàng khác. Ân hạn nợ gốc lên tới 24 tháng. Thời gian vay tối đa 35 năm và không quá thời gian còn lại của khoản vay tại ngân hàng khác.

Agribank đưa ra 6%/năm trong 6 tháng đầu hoặc từ 6,5%/năm trong 12 tháng đầu hoặc từ 7,5%/năm trong 24 tháng đầu. Ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay theo tình hình thực tế.

Tại Techcombank, khách hàng có thể chuyển khoản vay bất động sản từ ngân hàng khác sang Techcombank với lãi suất vay từ 7,3%/năm, ân hạn gốc 24 tháng. Số tiền cho vay và thời gian cho vay tương đương với khoản vay của khách hàng tại ngân hàng cũ.

"Chỉ riêng ngành ngân hàng sẽ khó giải quyết được vấn đề thừa tiền"

TS Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương cho rằng, chỉ riêng ngành ngân hàng sẽ khó giải quyết được vấn đề thừa tiền trong hệ thống nhà băng. Các chính sách điều hành cần hướng dòng tiền vào khu vực có khả năng phục hồi, phát triển, dẫn dắt nền kinh tế, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp…

Tính đến ngày 29/9, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,7 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 6,9% so với đầu năm, cao hơn dự báo của Ngân hàng nhà nước (6,1-6,2%).

Trong khi đó, cơ quan quản lý từng cho biết đến 21/9, tín dụng toàn nền kinh tế mới tăng khoảng 5,9% so với đầu năm (tức tín dụng bình quân mỗi tháng chỉ tăng hơn 0,6%), đạt khoảng 12,63 triệu tỷ đồng.

Như vậy, chỉ trong khoảng 9 ngày cuối tháng 9, tín dụng tăng được 1%, tương đương khoảng 120.000 tỷ đồng bơm ra nền kinh tế.

Trước đó, tại cuộc họp về vấn đề "giải cứu" tồn kho tiền trong hệ thống ngân hàng do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã đề nghị NHNN và các bộ, cơ quan phát huy tinh thần cầu thị, nghiên cứu kỹ lưỡng các ý kiến đóng góp để chủ động có giải pháp tháo gỡ ngay theo thẩm quyền và quy định.

OCB tăng vốn điều lệ lên trên 20.500 tỷ đồng

OCB tăng vốn điều lệ lên trên 20.500 tỷ đồng

Bắc Á Bank (BAB) có thêm một Phó Tổng Giám đốc

Chính phủ cần vay 676.057 tỷ đồng trong năm 2024

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tim-duoc-thuoc-giai-cac-ngan-hang-tang-toc-chay-dua-chua-benh-thua-tien-204973.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tìm được thuốc giải, các ngân hàng tăng tốc chạy đua chữa bệnh thừa tiền
POWERED BY ONECMS & INTECH