Tỉnh có nhiều di sản văn hóa thế giới nhất Việt Nam, lên kế hoạch 'lột xác' cây cầu 60 tuổi thành 'cầu cảnh quan du lịch'

27-03-2024 22:01|Quốc Chiến

Đây là cây cầu được xây dựng từ năm 1963 với chiều dài hơn 800m, nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn

UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) vừa trả lời kiến nghị của cử tri về việc xem xét quy hoạch đầu tư xây dựng cầu Câu Lâu thành cầu cảnh quan du lịch kết nối chuỗi du lịch từ Mỹ Sơn về Hội An.

Theo đó, UBND thị xã Điện Bàn cho biết, cầu Câu Lâu (cũ) là cây cầu đường bộ bắt qua sông Thu Bồn trên quốc lộ 1.

Đây là dòng sông đẹp và nổi tiếng nằm trong tuyến Hành trình di sản Quảng Nam nối đôi bờ thị xã Điện Bàn và huyện Duy xuyên nơi có nhiều di tích lịch sử, làng nghề nổi tiếng. Ngoài ra, cây cầu này còn nối liền các cung đường du lịch phía Tây Quảng Nam kết nối Đà Nẵng - Quảng Nam (thông qua sông Cổ Cò).

cay-cau-lau
Cây cầu Câu Lâu hơn 60 tuổi hiện đang xuống cấp trầm trọng

Hiện nay, du lịch đường thủy là một trong những tiềm năng, thế mạnh du lịch được ưa chuộng, tại phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam đã có tuyến du lịch đường sông, nên ý tưởng quy hoạch đầu tư xây dựng cầu Câu Lâu cũ thành cầu cảnh quan du lịch là hợp lý.

>> Tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam chuẩn bị xây 3 cây cầu quan trọng kết nối toàn khu vực

UBND thị xã Điện Bàn đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Giao thông vận tải nghiên cứu, tổ chức thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc “cầu cảnh quan Câu Lâu” (hoặc ủy quyền UBND thị xã tổ chức thi tuyển) để có cơ sở, định hướng phát triển du lịch về sau.

Được biết, cầu Câu Lâu cũ (hay còn gọi cầu Mống) nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, dài hơn 800m, mặt cầu rộng 7m, nằm trên tuyến quốc lộ 1 nối huyện Duy Xuyên (bờ nam) và thị xã Điện Bàn (bờ bắc).

Cầu được xây xong và đưa vào sử dụng vào năm 1963. Đến nay, công trình đã xuống cấp, tải trọng hạn chế.

Để đáp ứng nhu cầu lưu thông trên tuyến quốc lộ 1, cầu Câu Lâu mới được xây dựng cách đó 100m về phía hạ lưu, chiều dài 1.056m, rộng 14m, đưa vào sử dụng từ năm 2004.

Dù vậy, nhiều người dân vẫn muốn qua lại trên cầu cũ để rút ngắn quãng đường (muốn di chuyển lên cầu mới, người dân phải đi vòng từ 600m đến 2km). Lo sợ mất an toàn, chính quyền địa phương đã cấm xe tải trên 10 tấn lưu thông qua cầu cũ.

Trước đó, theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2030, Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước; là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Nam phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có đóng góp lớn cho ngân sách Trung ương; là trung tâm du lịch quốc tế quan trọng trên cơ sở phát huy tối đa giá trị các di sản văn hoá thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Quảng Nam là tỉnh nằm ở trung tâm của Việt Nam, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.057.474ha. Quảng Nam có khu kinh tế mở Chu Lai - khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực theo thông lệ quốc tế.

Năm 1997, tỉnh được tái lập trên cơ sở tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (hay còn được gọi là tỉnh Quảng Đà) thành 2 đơn vị hành chính là tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng. Hiện nay tỉnh có 2 thành phố là TP. Tam Kỳ và TP. Hội An. Tỉnh Quảng Nam là nơi có nhiều di sản văn hóa thế giới nhất cả nước với hai di sản văn hóa thế giới được tổ chức UNESCO công nhận là phố cổ Hội An và khu di tích đền tháp Mỹ Sơn.

>> 'Song cầu' chuẩn bị thông xe vào cuối tháng 3, hứa hẹn 'hóa giải' ùn tắc giao thông khu vực phía Bắc Hà Nội

Tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam chuẩn bị xây 3 cây cầu quan trọng kết nối toàn khu vực

Lộ diện cây cầu vượt sông dài nhất cao tốc Bắc - Nam, vốn đầu tư vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tinh-co-nhieu-di-san-van-hoa-the-gioi-nhat-viet-nam-len-ke-hoach-lot-xac-cay-cau-60-tuoi-thanh-cau-canh-quan-du-lich-d119045.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỉnh có nhiều di sản văn hóa thế giới nhất Việt Nam, lên kế hoạch 'lột xác' cây cầu 60 tuổi thành 'cầu cảnh quan du lịch'
    POWERED BY ONECMS & INTECH