Tỉnh đầu tiên sở hữu 2 sân bay phục vụ dân sự và thương mại cùng lúc, sắp có dự án đặc biệt

09-04-2024 07:30|Thảo Đan

Sân bay quân sự tại tỉnh này sẽ được nâng cấp thành sân bay quốc nội.

UBND tỉnh Bình Dương gần đây đã gửi văn bản góp ý về Quy hoạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Trong đó, tỉnh đã đề xuất xây thêm tuyến đường sắt nối từ Bình Dương với cảng hàng không Biên Hòa.

Tuy nhiên, theo Sở GTVT Đồng Nai, đề xuất này chưa chỉ rõ hướng đi của tuyến đường sắt. Sắp tới, Sở sẽ bàn bạc kỹ lưỡng với tỉnh Bình Dương để quyết định hướng của tuyến đường sắt.

Hiện tại kết nối giữ Đồng Nai và Bình Dương đã có các cây cầu như cầu Đồng Nai, Hóa An, Thủ Biên và cầu Bạch Đằng 2 đang được xây dựng.

Đồng Nai và Bình Dương hiện có một số cây cầu kết nối như cầu Đồng Nai, Hoá An, Thủ Biên và cầu Bạch Đằng 2 đang được xây dựng. Hai tỉnh cũng đã đồng ý thêm vào quy hoạch 4 cây cầu mới qua sông Đồng Nai và sông Bé ở Hiếu Liêm 2, Tân An - Lạc An, Tân Hiền - Thường Tân và Thạnh Hội 2.

Đồng Nai còn đồng ý thêm một cầu nối giữa Biên Hòa và Dĩ An tại khu Xóm Lá, Bửu Long nhằm nâng cao liên kết giao thông với sân bay Biên Hoà. Việc xây dựng cầu này sẽ mở ra đường liên kết mới giữa Biên Hòa và Bình Dương, giảm bớt giao thông trên đường Huỳnh Văn Nghệ khi sân bay bắt đầu hoạt động.

Sân bay Biên Hòa có sẵn đường băng, đường lăn, sân đỗ thuận lợi khai thác lưỡng dụng

Một góc sân bay Biên Hoà

>> Doanh nghiệp tại khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam sắp di dời: Hơn 21.000 lao động sẽ đi về đâu?

Trước đó, vào tháng 3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký văn bản về việc đầu tư cảng hàng không Biên Hòa theo phương thức PPP. Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan có thẩm quyền triển khai đầu tư dự án cảng hàng không Biên Hòa theo phương thức đối tác công tư như đề nghị của UBND tỉnh, Bộ Giao thông vận tải và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo Quy hoạch tổng thể về phát triển hệ thống cảng hàng không từ năm 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sân bay quân sự Biên Hòa sẽ được nâng cấp thành sân bay quốc nội phục vụ các nhu cầu dân sự với khả năng tiếp nhận 5 triệu hành khách mỗi năm vào năm 2030, dự kiến tăng lên 10 triệu hành khách mỗi năm vào năm 2050.

Khi sân bay Biên Hòa bắt đầu hoạt động với mục đích dân sự, Đồng Nai sẽ trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước sở hữu 2 sân bay phục vụ cho dân sự - thương mại cùng một lúc, đó là sân bay quốc tế Long Thành và sân bay lưỡng dụng Biên Hòa.

Dự án sân bay ở Biên Hoà được đặt tại phường Tân Phong, nằm ngay trung tâm thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 25km và sân bay quốc tế Long Thành khoảng 32km.

Sân bay này có vị trí địa lý thuận lợi, tầm nhìn rộng rãi, nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của TP. HCM, có hướng cất cánh, hạ cánh gần như song song với sân bay Tân Sơn Nhất. Cùng với đó là đường băng không cách quá xa giúp việc vận hành đồng bộ giữa hai sân bay trở nên thuận tiện.

Hiện tại, sân bay Biên Hòa đã có hai đường băng dài 3,6km và đầy đủ các hệ thống đường lăn, bãi đỗ máy bay, kho hàng, trạm chỉ đạo bay, và những tiện ích khác.

>> Giao UBND tỉnh Đồng Nai làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án Sân bay Biên Hòa

Tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam sắp xây thêm loạt dự án giao thông đồ sộ quanh sân bay quân sự của tỉnh

Tỉnh lớn nhất Việt Nam sẽ xây thêm nhà ga, đường băng để 'lên đời' sân bay duy nhất của tỉnh

Tỉnh 'sát vách' Trung Quốc đề xuất 'rót' thêm 725 tỷ đồng cho dự án sân bay quy mô 1,5 triệu hành khách/năm

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tinh-dau-tien-so-huu-2-san-bay-phuc-vu-dan-su-va-thuong-mai-cung-luc-sap-co-du-an-dac-biet-229968.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tỉnh đầu tiên sở hữu 2 sân bay phục vụ dân sự và thương mại cùng lúc, sắp có dự án đặc biệt
POWERED BY ONECMS & INTECH