Tỉnh sở hữu hầm đường bộ qua đèo dài nhất Việt Nam: Sắp lên TP trực thuộc Trung ương, GRDP bình quân đầu người đạt 6.000 USD

07-04-2024 08:44|Quốc Chiến

Đến năm 2030, tình này sẽ trở thành đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch...

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế mới đây đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2024.

Theo Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2025, Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.

Về các chỉ tiêu phát triển kinh tế, quy hoạch tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030, tăng trường GRDP bình quân đạt 9-10%/năm trong đó, nông, lâm nghiệp bà thuỷ sản tăng 3,5-4%/năm; công nghiệp xây dựng 10-11%/năm, dịch vụ 11,5-12,5%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt 6.000 USD.

hue
Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đạt 6.000 USD

Tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên - Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, xanh, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; thành phố Festival, trung tâm văn hóa - du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu của cả nước và châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, hạnh phúc.

>> Tỉnh lớn nhất Việt Nam sẽ xây thêm nhà ga, đường băng để 'lên đời' sân bay duy nhất của tỉnh

Quy hoạch cũng nêu rõ quy mô và chỉ tiêu phát triển đô thị Định hướng phát triển không gian toàn đô thị; định hướng phát triển không gian khu vực đô thị trung tâm, gồm khu vực 4 quận dự kiến thành lập là quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy và quận Hương Trà.

Bên cạnh đó, tại khuôn khổ Hội nghị, lãnh đạo UBND tỉnh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án, với tổng vốn đăng ký 9.134 tỷ đồng.

Cụ thể, dự án có tổng vốn đầu tư lớn nhất là dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao Creanza của CTCP Tập Đoàn MIT Việt Nam với tổng vốn đăng ký 2.186 tỷ đồng.

Tiếp theo là dự án trung tâm logistics Chân Mây tại Khu cảng Chân Mây của CTCP Tập đoàn LEC, tổng vốn đăng ký 1.512 tỷ đồng.

Dự án cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A, B, C khu chung cư Đống Đa của CTCP Phát triển và Đầu tư Đống Đa với tổng vốn đăng ký 1.299 tỷ đồng.

Dự án tổ hợp giáo dục của Công ty TNHH Giáo dục FPT với tổng vốn đăng ký 432,6 tỷ đồng.

Dự án Bệnh viện Quốc tế Huế tại Khu E - Đô thị mới An Vân Dương của CTCP TTH Group với tổng vốn đăng ký 817,2 tỷ đồng…

Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng trao văn bản thống nhất chủ trương nghiên cứu đầu tư cho 10 dự án với tổng vốn đăng ký 113.500 tỷ đồng.

Một số dự án tiêu biểu phải kể đến gồm dự án khu công nghiệp La Sơn (mở rộng) của Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 7.000 tỷ đồng.

Tập đoàn BRG, CTCP Đầu tư Du lịch Huế với dự án Khách sạn Century Riverside Huế tiêu chuẩn 5 sao trở lên, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 3.000 tỷ đồng.

Tập đoàn Daewon - Hàn Quốc với dự án Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và sân gôn, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.000 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Hòa Phát với dự án khu đô thị sinh thái khu vực xã Thủy Thanh và khu vực lân cận, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 22.000 tỷ đồng…

Được biết, đèo Hải Vân là ranh giới tự nhiên của TP. Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Toàn tuyến công trình hầm đường bộ Hải Vân có chiều dài 12,047km, được thiết kế vĩnh cửu, tốc độ thiết kế 80km/h trong đó, hầm chính dài 6.280m có chiều rộng 10m cho 2 làn xe, độ cao cho phép xe đi qua là 7,5m; hầm cứu nạn chạy song song với hầm chính và có chiều dài tương tự, chiều rộng 4,7m, được nối với nhau bằng các hầm ngang, là đường thoát hiểm cho người và phương tiện khi có sự cố xảy ra.

Đây là hầm đường bộ dài nhất, hiện đại nhất Đông Nam Á và là một trong 30 đường hầm dài nhất trên thế giới.

Hầm đường bộ qua Đèo Hải Vân là một công trình giao thông tổng hợp gồm: đường, hầm, cầu và trang thiết bị vận hành đi qua địa phận tỉnh Thừa Thiên - Huế ở phía Bắc và TP. Đà Nẵng ở phía Nam hầm.

>> Chiêm ngưỡng cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam trước ngày 'về đích'

Công ty con của Novaland - chủ siêu dự án The Grand Manhattan lỗ triền miên, tổng tài sản chưa đến 9.000 tỷ

Chiêm ngưỡng cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam trước ngày 'về đích'

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tinh-so-huu-ham-duong-bo-qua-deo-dai-nhat-viet-nam-sap-len-tp-truc-thuoc-trung-uong-grdp-binh-quan-dau-nguoi-dat-6000-usd-d119806.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỉnh sở hữu hầm đường bộ qua đèo dài nhất Việt Nam: Sắp lên TP trực thuộc Trung ương, GRDP bình quân đầu người đạt 6.000 USD
    POWERED BY ONECMS & INTECH