Đây đều là những dự án giao thông quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh vùng ĐBSCL này.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã phản hồi kiến nghị của đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre về đầu tư nâng cấp mở rộng tuyến quốc lộ trên địa bàn. Theo đó, trong giai đoạn 2021-2025, nguồn lực tài chính được Quốc hội, Chính phủ phân bổ cho Bộ GTVT hạn hẹp và cần ưu tiên bố trí cho các dự án động lực, quan trọng quốc gia như dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, hoàn thành các dự án đang bị dừng dãn tiến độ, trả nợ vốn ứng trước, trả nợ các dự án BT.
Đối với nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Bộ GTVT đã ưu tiên bố trí 2.425 tỷ đồng để đầu tư 2 dự án là: Dự án cải tạo, nâng cấp QL57 đoạn từ bến phà Đình Khao đến thị trấn Mỏ Cày, tỉnh Bến tre và Vĩnh Long; Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre.
Do khó khăn trong cân đối nguồn lực như trên nên chưa thể bố trí được nguồn vốn để thực hiện việc đầu tư nâng cấp, cải tạo QL57 đoạn từ thị trấn Mỏ Cày đến Khâu Băng, QL57B, QL57C.
Thống nhất về sự cần thiết nghiên cứu, lập dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ GTVT cho biết sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát các vấn đề liên quan để xây dựng trong danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 theo trình tự thủ tục quy định của pháp luật về đầu tư công.
Trong thời gian chưa được nâng cấp, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu đơn vị bảo trì nâng cao trách nhiệm, tăng cường kiểm tra và bảo dưỡng tuyến đường để đảm bảo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi tham gia giao thông.
>> Một tỉnh miền Tây có gần 50km đường biên giới sắp trở thành ‘thủ phủ kinh tế’ của ĐBSCL
Về kiến nghị sửa chữa QL57 và QL57B trong năm 2024-2025, Bộ GTVT cho biết, trong những năm qua, bằng nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ, Bộ GTVT đã bố trí kinh phí để thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ.
Bộ GTVT chỉ đạo Sở GTVT Bến Tre sửa chữa 4 công trình trên QL57 với kinh phí khoảng 33,2 tỷ đồng; năm 2023 sửa chữa 1 công trình với kinh phí khoảng 14,7 tỷ đồng; năm 2024 cho phép chuẩn bị đầu tư 1 công trình với kinh phí khoảng 31,4 tỷ đồng.
Đối với QL.57B: Năm 2022 sửa chữa 2 công trình với kinh phí khoảng 43,2 tỷ đồng; năm 2023 sửa chữa 3 công trình với kinh phí khoảng 53,5 tỷ đồng; năm 2024 cho phép chuẩn bị đầu tư 3 công trình với kinh phí khoảng 26,4 tỷ đồng.
Bến Tre là một trong 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.394km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh, và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83km, sông Ba Lai 59km, sông Hàm Luông 71km, sông Cổ Chiên 82km).
Trên địa bàn tỉnh có 4 con sông lớn chảy qua là sông Tiền Giang, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên đổ ra biển qua 4 (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên). Bến Tre có hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000km đan xen và chia Bến Tre thành ba cù lao là An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh, tạo thành một lợi thế trong phát triển giao thông thuỷ, hệ thống thuỷ lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá với các tỉnh lân cận.
Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh gồm 2 tuyến Quốc lộ, 6 tuyến đường tỉnh lộ và 42 tuyến đường huyện là điều kiện giúp cho những tiềm năng kinh tế - văn hoá - xã hội của Bến Tre được phát triển mạnh mẽ.
>> Tỉnh duy nhất vùng ĐBSCL nằm ở cả hai bờ sông Tiền, được quy hoạch với 4 đô thị trung tâm
Một tỉnh miền Bắc khởi công cụm công nghiệp 600 tỷ đồng, thuộc 5 hành lang kinh tế quan trọng
Chân dung tập đoàn đứng sau nhà máy nhiệt điện BOT hơn 2,5 tỷ USD, lớn nhất tỉnh Khánh Hoà