Tổng Công ty Sông Đà (SIG) trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 2.200 tỷ: Nhìn từ khoản cho vay cá nhân, tổ chức hàng nghìn tỷ đồng

05-04-2023 07:20|Hồ Nga

Tổng công ty Sông Đà (SJG) đã bất ngờ trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi gần 2.200 tỷ đồng - tăng hơn 1.800 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Tổng Công ty Sông Đà (SIG) trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 2.200 tỷ: Nhìn từ khoản cho vay cá nhân, tổ chức hàng nghìn tỷ đồng

Tổng Công ty Sông Đà (mã chứng khoán SJG) công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã được kiểm toán. Báo cáo có rất nhiều điểm khiến nhà đầu tư quan tâm như khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi hơn 2.000 tỷ đồng, như các khoản cho vay cá nhân…

Tổng công ty Sông Đà đang vay tài chính đến 8.000 tỷ đồng

Báo cáo tài chính năm 2022 ghi nhận tổng nợ phải trả của Tổng Công ty Sông Đà đến 31/12/2022 trên 14.500 tỷ đồng, trong đó vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 3.7146 tỷ đồng và vay nợ thuê tài chính dài hạn 4.278 tỷ đồng. Tổng vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn xấp xỉ 8.000 tỷ đồng.

Trong số tiền vay, có hơn 2.038 tỷ đồng vay ngân hang, 1.500 tỷ đồng vay dài hạn đến hạn trả. Tương ứng Tổng Công ty Sông Đà có áp lực tài chính vay hơn 3.600 tỷ đồng phải trả trong ngắn hạn.

Bên cạnh đó số tiền vay dài hạn hơn 4.400 tỷ đồng cũng đang “treo" - phần lớn trong số đó là tiền vay ngân hàng. Tổng Công ty Sông Đà không ghi rõ các ngân hàng nào đang là chủ nợ của công ty.

Tổng Công ty Sông Đà (SIG) trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 2.200 tỷ: Nhìn từ khoản cho vay cá nhân, tổ chức hàng nghìn tỷ đồng

Tổng công ty Sông Đà có hơn 2.400 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn

Vay nợ, Tổng công ty Sông Đà vẫn có một số nguồn để trả. Tiền và các khoản tương đương tiền đến 31/12/2022 đạt 758 tỷ đồng, tăng 280 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm trong đó có 446 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng và 267 tỷ đồng tương đương tiền.

Không chỉ vậy, Tổng công ty Sông Đà còn hơn 2.418 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn và 1 tỷ đồng đầu tư trái phiếu. Con số tiền gửi ngân hàng tăng đột biến so với số dư chưa đến 54 tỷ đồng hồi đầu năm.

Tổng tiền gửi ngân hàng và tương đương tiền của Tổng công ty Sông Đà lên đến gần 3.200 tỷ đồng.

Bất ngờ khoản trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi gần 2.200 tỷ đồng

Bất ngờ nhất trên Báo cáo tài chính năm 2022 của Tổng công ty Sông Đà là khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 2.198 tỷ đồng – tăng đột biến so với con số 333,7 tỷ đồng đầu năm. Tương ứng công ty tăng trích lập dự phòng hơn 1.800 tỷ đồng trong năm.

Những khoản cho vay nào khiến Tổng công ty Sông Đà phải trích lập dự phòng hàng nghìn tỷ đồng?

Báo cáo ghi nhận tổng phải thu về cho vay ngắn hạn đến 31/12/2022 là 2.732 tỷ đồng, tăng khoảng 50 tỷ đồng so với số dư đầu năm trong đó riêng “cho các tổ chức và cá nhân vay” đã 1.982 tỷ đồng (đầu năm là 1.987 tỷ đồng). Ngoài ra còn có khoản “phải thu về cho vay dài hạn” 550 tỷ đồng với các tổ chức và cá nhân.

Tổng Công ty Sông Đà (SIG) trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 2.200 tỷ: Nhìn từ khoản cho vay cá nhân, tổ chức hàng nghìn tỷ đồng

Nợ xấu đến cuối năm 2022 lên đến 2.198 tỷ đồng – trong khi số đầu năm hơn 333 tỷ đồng, trong đó hoàn nhập dự phòng trong năm 18 tỷ đồng “cùng kỳ hoàn nhập dự phòng gần 62 tỷ đồng). Số trích lập dự phòng bổ sung trong năm 1.882 tỷ đồng.

Câu hỏi nhà đầu tư đặt ra là, tại sao lại bất ngờ trích lập dự phòng bổ sung lớn đến thế? Những khoản cho vay cá nhân, tổ chức này là ai?

Tổng Công ty Sông Đà (SIG) trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 2.200 tỷ: Nhìn từ khoản cho vay cá nhân, tổ chức hàng nghìn tỷ đồng

Tổng công ty Sông Đà phải đi trả lãi vay hàng trăm tỷ mỗi năm

Cho vay cá nhân, tổ chức khác lên đến hàng nghìn tỷ, nợ xấu nghìn tỷ phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, trong khi đó Tổng Công ty Sông Đà lại phải đi vay và trả lãi vay hàng trăm tỷ mỗi năm.

- Báo cáo ghi nhận năm 2022 tổng chi phí tài chính 904 tỷ đồng thì chi trả lãi vay đã 661 tỷ đồng.

- Năm 2021 tổng chi phí tài chính 756 tỷ đồng thì chi phí lãi vay đã 719 tỷ đồng.

- Năm 2020 tổng chi phí tài chính 866 tỷ đồng thì chi trả lãi vay 683 tỷ đồng.

- Năm 2019 tổng chi phí tài chính 1.018 tỷ đồng thì chi trả lãi vay gần 842 tỷ đồng.

- Năm 2018 tổng chi phí tài chính 882 tỷ đồng thì chi trả lãi vay đã 723 tỷ đồng.

- Năm 2017 tổng chi phí tài chính 1.289 tỷ đồng thì chi trả lãi vay đã 1.118 tỷ đồng.

- Năm 2016 tổng chi phí tài chính 1.286 tỷ đồng thì chi trả lãi vay đã 1.178 tỷ đồng.

- Năm 2015 tổng chi phí tài chính 1.573 tỷ đồng thì chi phí lãi vay đã 1.256 tỷ đồng.

Tình hình kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà đang ra sao?

Tình hình kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà cũng rất "thất thường". Về doanh thu, Tổng công ty Sông Đà đang ghi nhận doanh thu “giảm dần” theo năm tháng. Số liệu cho thấy năm 20165 là năm “huy hoàng nhất” với doanh thu vượt 17.000 tỷ đồng. Tuy vậy năm 2016 đã giảm sâu về 9.900 tỷ đồng.

Những năm sau đó từ 2018 doanh thu đều về xấp xỉ 6.000 đến 7.000 tỷ đồng. Riêng năm 2022 vừa qua doanh thu còn tiếp tục giảm về mức 5.428 tỷ đồng.

Tổng Công ty Sông Đà (SIG) trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 2.200 tỷ: Nhìn từ khoản cho vay cá nhân, tổ chức hàng nghìn tỷ đồng

Xét về lợi nhuận Tổng Công ty Sông Đà ghi lãi hàng trăm tỷ mỗi năm, trong đó năm thấp nhất 2020 lãi sau thuế 179 tỷ đồng. Các năm 2016, 2017 và 2021 đều trên 500 tỷ đồng đến xấp xỉ gần 600 tỷ đồng.

Riêng năm 2022 vừa qua Tổng công ty Sông Đà ghi lãi sau thuế kỷ lục 1.817 tỷ đồng. Tuy vậy số lãi này có được nhờ doanh thu tài chính 3.557 tỷ đồng, trong đó có 3.324 tỷ đồng là doanh thu hoạt động tài chính khác. Tổng công ty Sông Đà cho biết đây là khoản doanh thu tài chính ghi nhận thu nhập từ thoái vốn khoản đầu tư, và từ lãi liên doanh liên kết tăng.

Hơn 3.300 tỷ đồng từ thu nhập khác, nhưng lợi nhuận sau thuế cũng chỉ hơn 1.800 tỷ đồng do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh từ 331 tỷ đồng năm ngoái lên 2.359 tỷ đồng – tương ứng tăng 2.000 tỷ đồng. Phần tăng chi phí quản lý doanh nghiệp này chủ yếu do công ty trích lập dự phòng 1.864 tỷ đồng trong năm.

Tổng Công ty Sông Đà (SIG) trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 2.200 tỷ: Nhìn từ khoản cho vay cá nhân, tổ chức hàng nghìn tỷ đồng

Đi tìm “nguồn cơn” những khoản cho vay của Tổng Công ty Sông Đà

Trên thực tế báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà không thuyết minh rõ những bên cho vay, những khoản vay. Tuy vậy từ nhiều năm nay công ty luôn có khoản cho vay ngắn hạn các cá nhân và tổ chức.

Ngược trở lại một số năm trước đó, năm 2016, trong mục phải thu về cho vay ngắn hạn của Tổng công ty Sông Đà có 2.758 tỷ đồng cho các cá nhân và tổ chức vay, trong đó có khoản cho CTCP Xi măng Hạ Long vay. Khoản vay này được tách làm 2 mục: vay vốn lưu động 1.026 tỷ đồng và “cho vay lại” 1.648 tỷ đồng. Ngoài phải thu về cho vay ngắn hạn, tại Xi măng Hạ Long còn có khoản phải thu về cho vay dài hạn 1.335 tỷ đồng.

Tổng cho vay dài hạn và vay lại hơn 2.980 tỷ đồng. Một số khoản vay của Xi măng Hạ Long trong năm 2016 được thuyết minh cụ thể, trong đó cho biết khoản vay lại là là Tổng công ty Sông Đà đứng ra vay để cho CTCP Xi măng Hạ Long vay lại.

Tổng Công ty Sông Đà (SIG) trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 2.200 tỷ: Nhìn từ khoản cho vay cá nhân, tổ chức hàng nghìn tỷ đồng

Những năm sau đó Tổng Công ty Sông Đà có ghi nhận khoản thu lãi và phí khoản cho vay lại đối với khoản cho vay lại tại Xi măng Hạ Long. Ví dụ đến năm 2017 là 442 tỷ đồng, đến 2018 là 472 tỷ đồng…

Năm 2020 là năm cuối Tổng công ty Sông Đà còn thuyết minh rõ một số khoản trong tiểu mục phải thu về cho vay ngắn hạn khác, trong đó ngoài khoản cho vay liên quan Xi măng Hạ Long còn có những khoản vay tạm ứng, ký quỹ, ký cược… Năm 2022 vừa qua công ty không thuyết minh rõ từng hạn mục.

Tổng Công ty Sông Đà (SIG) trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 2.200 tỷ: Nhìn từ khoản cho vay cá nhân, tổ chức hàng nghìn tỷ đồng
(Số liệu trên BCTC năm 2020)

Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long

Thông tin trên trang chủ Tổng công ty Xi măng Việt Nam ghi nhận Công ty cổ phần xi măng VICEM Hạ Long tiền thân là Ban quản lý Dự án nhà máy xi măng Hạ Long thuộc Tổng công ty Sông Đà quản lý và triển khai đầu tư. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, do Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long làm chủ đầu tư gồm các cổ đông:

Tổng công ty Sông Đà, (2) Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), (3) Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam (PVcombank), (4) Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí (PVFI), (5) Công ty Cổ phần quản lý quỹ đầu tư Dầu khí (PVFC Capital).

Tổng Công ty Sông Đà (SIG) trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 2.200 tỷ: Nhìn từ khoản cho vay cá nhân, tổ chức hàng nghìn tỷ đồng

Công ty đã hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/10/2003. Ngày 02/2/2010, Công ty xi măng Hạ Long đã tổ chức lễ đốt lò, chính thức bắt đầu một giai đoạn mới, giai đoạn sản xuất thương mại bao gồm: xi măng PCB 30, PCB 40, PC 40 và clinker thương phẩm được sản xuất bằng lò quay theo phương pháp khô với thiết bị công nghệ tiên tiến, mức tiêu hao điện năng thấp, thân thiện với môi trường.

Đến năm 2016, thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc tái cơ cấu xi măng Hạ Long, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước của Tổng công ty Sông Đà tại Công ty cổ phần xi măng Hạ Long về Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM).

Liên danh nhà thầu dự án 16.000 tỷ đồng tại Hà Nội bị chấm dứt gói thầu và đề nghị thanh tra

Tổng Công ty Sông Đà (SJG) báo lãi quý 2 bốc hơi gần 90%

Bài thuộc chủ đề Xây dựng
Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tong-cong-ty-song-da-sig-trich-lap-du-phong-no-phai-thu-kho-doi-2200-ty-nhin-tu-khoan-cho-vay-ca-nhan-to-chuc-hang-nghin-ty-dong-176959.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tổng Công ty Sông Đà (SIG) trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 2.200 tỷ: Nhìn từ khoản cho vay cá nhân, tổ chức hàng nghìn tỷ đồng
    POWERED BY ONECMS & INTECH