Cập nhật kết quả kinh doanh quý I/2022, chi tiêu kinh doanh cả năm của các nhóm doanh nghiệp ngành phân bón, dầu khí, thủy điện, than, thủy sản, ngân hàng,... mới nhất.
Quý I/2022, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp phân bón như: DGC, PSW, DPM, VAF, LAS,... đều thăng hoa nhờ hưởng lợi về giá từ cuộc xung đột chính trị Nga – Ukraine.
Việc giá bán cùng sản lượng phân bón bật tăng (lượng phân bón xuất khẩu cả nước đạt 474.268 tấn - tăng 42,2% YoY; giá xuất khẩu đạt hơn 653 USD/tấn - gấp đôi quý I/2021) đã giúp các doanh nghiệp phân bón ghi nhận mức lợi nhuận tăng bằng lần trong quý I/2022.
Chi tiết xem bài viết: Loạt doanh nghiệp phân bón báo lãi đậm trong quý I/2022
Cùng với ngành điện, bảo hiểm, cổ phiếu ngành nước được coi là nhóm "phòng thủ" trên thị trường chứng khoán - nhất là trong bối cảnh thị trường liên tục giảm điểm và chưa định hình được xu hướng rõ ràng.
Kết thúc quý I/2022, các doanh nghiệp ngành nước đã bắt đầu công bố kết quả kinh doanh với niềm vui không chia đều cho tất cả.
Bốn doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đi ngang so với cùng kỳ là Cấp nước Bà Rịa – Vũng Tàu - Bwaco (UPCoM: BWS), Cấp thoát nước Long An (UPCoM: LAW), Cấp nước Nghệ An (UPCoM: NAW) và Nước sạch Quảng Trị - Qtwaco (UPCoM: NQT).
Chi tiết xem bài viết: Nhóm phòng thủ ngành nước - "Ì ạch" tăng trưởng kinh doanh quý I/2022
Nhóm thủy điện được dự báo sẽ tiếp tục hưởng lợi nhờ tích trữ nước tốt trong năm 2022 - đặc biệt là nhóm thủy điện từ khu vực miền Trung trở vào Nam.
Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống lũy kế 3 tháng đầu năm 2022 đạt 63,03 tỷ kWh - tăng 7,8% so với cùng kỳ. Cơ cấu huy động điện phần lớn đến từ nhiệt điện than (chiếm 45%, 28,4 tỷ kWh) mặc dù sản lượng mảng này đã giảm 4,5% so với cùng kỳ; thủy điện chiếm tỷ trọng thứ hai với sản lượng huy động 16,5 tỷ kWh - tăng 19%; các nguồn điện khác như tua bin khí đạt 7,6 tỷ kWh; năng lượng tái tạo tăng 28,5% đạt 10 tỷ kWh; điện nhập khẩu ở mức 451 triệu kWh, tương đương tỷ trọng 0,7%.
Đa phần các doanh nghiệp thủy điện đều có kết quả kinh doanh khả quan trong 3 tháng đầu năm
Chi tiết xem bài viết: Doanh nghiệp thủy điện thắng lớn quý I/2022
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu thuận lợi, giá bán tiếp tục tăng cao, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã công bố kết quả kinh doanh quý I cũng như dự phóng mục tiêu cả năm 2022 với những con số tăng trưởng ấn tượng.
Một số tên tuổi nổi bật thời gian này có VHC, IDI, MPC, ACL
Chi tiết xem bài viết: Doanh nghiệp thủy sản quý I/2022: Đầu đã xuôi - đuôi sẽ lọt?
Cùng với rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường, một số doanh nghiệp dòng dầu khí cũng đồng loạt lên kế hoạch đi lùi trong năm 2022. Biểu hiện dễ thấy chính là tại POW, GAS, DCM, BSR, PAP, PVT hay PGC.
Có thể thấy, mỗi doanh nghiệp ngành đều có một bài toán riêng cần giải quyết trong năm 2022; việc đưa ra kế hoạch thận trọng cũng là một cách để giảm áp lực cho doanh nghiệp giúp thực hiện chỉ tiêu được ĐHCĐ giao phó.
Chi tiết xem bài viết: Dè dặt chỉ tiêu lợi nhuận nhóm doanh nghiệp dầu khí năm 2022
Giá than toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục khi cuộc khủng hoảng địa chính trị Nga - Ukraine làm gia tăng kỳ vọng rằng các nước châu Âu sẽ bắt đầu mua nhiên liệu hóa thạch vì lo ngại rằng sự bế tắc giữa Nga và các quốc gia phương Tây sẽ cắt đứt nguồn cung cấp khí đốt. Ở thị trường trong nước, giới phân tích nhận định, nhu cầu về năng lượng nhiệt bắt đầu phục hồi hậu COVID-19, giá than dự báo sẽ được điều chỉnh tăng từ 10 - 15% trong năm nay.
Tuy vậy, các công ty khai thác than đang niêm yết, giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán không mấy lạc quan về triển vọng kinh doanh năm nay, thậm chí đặt mục tiêu lợi nhuận giảm mạnh.
Và dù không hưởng lợi diễn biến giá than trên thị trường thế giới, không có sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận song không thể phủ nhận nhiều doanh nghiệp trong ngành vẫn duy trì được kết quả kinh doanh ổn định như Than Hà Tu, Mỏ Việt Bắc, Than Vàng Danh. Các doanh nghiệp này đều đặn trả cổ tức bằng tiền mặt hàng năm và việc đầu tư cổ phiếu để “ăn” cổ tức cũng là một lựa chọn của những nhà đầu tư không có nhu cầu trading liên tục.
Chi tiết xem bài viết: Lợi nhuận doanh nghiệp than đứng ngoài báo giá
Dù kỳ vọng lượng tiêu thụ điện trong năm 2022 tăng song nhiều doanh nghiệp ngành điện vẫn đặt kế hoạch kinh doanh khá thận trọng.
Hồi trung tuần tháng 4/2022, SSI Research vừa có báo cáo cập nhật về triển vọng ngành điện khi nền kinh tế mở cửa trở lại.
Nhóm phân tích nhấn mạnh, giá trung bình trên thị trường phát điện cạnh tranh (giá CGM) đã tăng +37% so với cùng kỳ trong quý I/2022 và qua đó có thể giúp lợi nhuận các nhà máy nhiệt điện (thuộc NT2, POW, HND) tránh khỏi tăng trưởng âm.
Chi tiết xem bài viết: Dè dặt kế hoạch kinh doanh nhóm doanh nghiệp điện
Thị trường đón nhiều tín hiệu tích cực, CTCK gọi tên 11 cổ phiếu hưởng lợi từ xu hướng vĩ mô
Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền tuần từ 18-22/11, 3 doanh nghiệp trả tỷ lệ trên 50%