Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2022: Hòa phát lập "ngôi vương" dù khó khăn bủa vây

16-11-2022 17:19|Bảo Anh

Với thành tích này, Tập đoàn Hòa Phát chiếm ngôi đầu bảng, đẩy doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng xuống vị trí thứ 2.

Ngày 15/11/2022, CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietnamNet công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2022.

Đây là năm thứ 16 danh sách này được công bố, ghi nhận và tôn vinh những thành tích xứng đáng của các doanh nghiệp có quy mô lớn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và ổn định.

Đáng chú ý là Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2022. Nhìn chung, 9 trong 10 vị trí vẫn được chiếm lĩnh bởi các đại diện của năm 2021 nhưng thay đổi về thứ hạng, đặc biệt là các vị trí trong Top 5.

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bất lợi như giảm cầu, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, tỷ giá, lãi suất tăng trong khi đang đầu tư dự án dở dang... nhưng Hòa Phát vẫn được xếp hạng là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Năm nay, phương pháp xếp hạng của VNR500 chọn tiêu chí chính là doanh thu, chứ không phải tổng quy mô tài sản hay nguồn vốn.

Vietnam Report cho biết, nhận thấy mô hình đánh giá đơn giản và hiệu quả về doanh thu của Fortune 500 là phù hợp với điều kiện hiện nay của Việt Nam, vì vậy bảng xếp hạng VNR500 được xây dựng dựa trên tiêu chí doanh thu.

Các tiêu chí khác như tổng tài sản, tổng số lao động, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, uy tín doanh nghiệp trên truyền thông cũng được tham chiếu để đánh giá hiện trạng sức mạnh tổng thế của doanh nghiệp.

Xét các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp trong bảng xếp hạng VNR500 năm nay, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm mạnh so với năm ngoái, từ mức 16,4% xuống còn 11,2%.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) ghi nhận mức tăng xét trên tổng thể toàn bảng xếp hạng nhưng lại có sự phân hóa đáng kể nếu xét theo từng khu vực kinh tế.

Cụ thể, CTCP Tập đoàn Hòa Phát được đánh giá là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2022, tăng 3 bậc so với vị trí thứ 4 vào năm ngoái. Với thành tích này, Hòa Phát cũng đồng thời chiếm ngôi đầu bảng, đẩy doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng xuống vị trí thứ 2. 

CTCP Đầu tư Thế giới Di động đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng này, tụt 1 bậc so với năm 2021. Masan được nâng lên một hạng, đứng ngay sau Thế Giới Di Động. Trong khi đó, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji ghi nhận bước lùi từ vị trí thứ 3 (vào năm 2021) xuống vị trí thứ 5.

Các thứ hạng còn lại đều thuộc về những đại diện quen thuộc, lần lượt là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk), CTCP Ô tô Trường Hải, CTCP Tập đoàn Thành Công. Cuối cùng là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

Bên cạnh đó, trong ba năm vừa qua, tỷ trọng doanh thu của 3 lĩnh vực kinh tế trong bảng xếp hạng VNR500 đã phản ánh vai trò quan trọng của ngành Công nghiệp - Xây dựng là động lực phát triển của nền kinh tế hay sự cải thiện đáng kể về doanh số của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản.

Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2021

Thống kê từ bảng xếp hạng VNR500 năm 2022 cho thấy hầu hết các ngành đều có sự sụt giảm về doanh thu so với bảng xếp hạng năm ngoái. Điểm sáng lớn nhất đến từ hoạt động bán lẻ với tổng mức tăng trưởng doanh thu lên tới 120%.

Bên cạnh đó, bảng xếp hạng cũng ghi nhận sự phục hồi của hoạt động Vận tải - Logistics trong bối cảnh kinh tế mở cửa trở lại và sự vươn lên của các ngành Khoáng sản, xăng dầu và Thép nhờ được hưởng lợi từ giá dầu, giá thép tăng cao trong giai đoạn vừa qua.

HPG mới đây cũng đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2022 với doanh thu đạt 34.441 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế âm 1.786 tỷ đồng, giảm 117% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là quý lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của HPG.

Với khoản lỗ lịch sử gần 1.800 tỷ đồng, Hòa Phát cái tên ghi nhận lỗ lớn nhất trong toàn ngành thép, doanh thu của đại gia thép này đã liên tục đi xuống sau khi đạt đỉnh vào quý IV năm ngoái.

Theo lý giải của Hoà Phát, kết quả kinh doanh trên do nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới, cùng với đó, giá nguyên vật liệu, đặc biệt là giá than cao gấp 3 lần thời điểm bình thường. Tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh cũng ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của công ty.

Sếp Hòa Phát: Chúng tôi hoàn toàn đủ năng lực cung cấp thép cho dự án đường sắt tốc đọ cao Bắc - Nam

Hòa Phát (HPG) nắm dần lợi thế trong cuộc cạnh tranh với thép Trung Quốc

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/top-10-doanh-nghiep-tu-nhan-lon-nhat-viet-nam-2022-hoa-phat-lap-ngoi-vuong-du-kho-khan-bua-vay-158468.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2022: Hòa phát lập "ngôi vương" dù khó khăn bủa vây
    POWERED BY ONECMS & INTECH