TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?

24-01-2023 07:00|Hồ Nga

TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán sở hữu khối vốn hóa hơn 2 triệu tỷ đồng, tổng lãi sau thuế 9 tháng đầu năm hơn trăm nghìn tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp vốn hóa lớn. Thứ tự các doanh nghiệp vốn hóa lớn cũng liên tục thay đổi theo đà phát triển của các doanh nghiệp.

Bước sang năm 2023, cùng nhìn lại hành trình của TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán đến 31/12/2022 – và chờ đón những thành quả trong các năm tiếp theo của các doanh nghiệp này.

TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?
TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?

TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán hiện nay có tổng vốn hóa gần 2,1 triệu tỷ đồng – con số khổng lồ.

TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó nhóm ngân hàng đóng góp đến 4 cái tên là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – mã chứng khoán VCB), là Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV – mã chứng khoán BID), là Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank – mã chứng khoán CTG) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (mã chứng khoán VPB).

Nhóm doanh nghiệp “họ” Vin của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đóng góp 2 cái tên là Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) và CTCP VinHomes (mã chứng khoán VHM).

Các doanh nghiệp “họ” Masan của doanh nhân Nguyễn Đăng Quang có Tập đoàn Masan (mã chứng khoán MSN) góp mặt.

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk – mã chứng khoán VNM) vẫn luôn dành được một vị trí trong TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường nhiều năm nay. Hai cái tên còn lại một ở trong nhóm ngành hàng không là Tổng Công ty cảng Hàng không Việt Nam (mã chứng khoán ACV) và một trong lĩnh vực dầu khí Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas – mã chứng khoán GAS).

TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?
TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?

Nhiều năm trở lại đây Vietcombank vẫn giữ vững vị trí doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Đến hết năm 2022 vốn hóa Vietcombank đạt hơn 425.900 tỷ đồng - chiếm trên 20% tổng vốn hóa của TOP 10 doanh nghiệp.

Hiện tại Vietcombank chưa công bố báo cáo tài chính quý 4 và kết quả kinh doanh cả năm 2022, tuy vậy số liệu trên BCTC quý 3/2022 ghi nhận tổng tài sản ngân hàng này đang đạt gần 1,65 triệu tỷ đồng (tăng khoảng 235.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm).

Tổng nợ phải trả hơn 1,52 triệu tỷ đồng (tăng 220 nghìn tỷ đồng so với đầu năm). Tiền huy động được từ khách hàng đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng tính đến 30/9/2022.

Báo cáo ghi nhận tổng cho vay khách hàng đến 30/9/2022 hơn 1,13 triệu tỷ đồng, trong đó có đến gần 1,12 triệu tỷ đồng nợ đủ tiêu chuẩn. Khoản nợ có khả năng mất vốn hơn 5.700 tỷ đồng, nợ nghi ngờ dưới 1.000 tỷ đồng; nợ dưới tiêu chuẩn xấp xỉ 2.300 tỷ đồng và nợ cần chú ý 4.065 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 19.964 tỷ đồng, tăng 29,2% so với số lãi 15.457 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm 2021.

Không chỉ là doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường, Vietcombank cũng là doanh nghiệp thường xuyên dẫn TOP trong số các doanh nghiệp lãi lớn nhất thị trường chứng khoán. Không chỉ vậy, nếu đầu tư cổ phiếu VCB đầu năm 2022, đến cuối năm giá cổ phiếu này vẫn tăng được 18% bất chấp thị trường chứng khoán chung năm vừa qua nhiều cổ phiếu bị giảm điểm.

TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?
TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?

Cả hai doanh nghiệp “họ” Vin của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn luôn là những doanh nghiệp thuộc TOP các doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường từ lâu nay, đặc biệt VinHomes từ khi lên sàn đã “chiếm sóng” nhiều lúc còn “soán ngôi” những doanh nghiệp lãi lớn nhất sàn chứng khoán.

Tính đến 30/9/2022 vốn hóa của VinHomes đạt hơn 228.600 tỷ đồng, còn Vingroup đạt xấp xỉ 216.250 tỷ đồng. Tính đến 30/9/2022 tổng tài sản Vinhomes đạt 341.600 tỷ đồng – tăng mạnh đến 111.100 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tuy vậy tổng nợ phải trả cũng tăng từ 99.100 tỷ đồng lên gần 201.470 tỷ đồng, trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn gần 21.600 tỷ đồng và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn 18.570 tỷ đồng. Tổng vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn hơn 40.100 tỷ đồng.

TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?

Về tình hình kinh doanh, năm 2018 Vinhomes đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán và trở thành một trong những doanh nghiệp lãi lớn nhất trên sàn. Năm 2018 doanh thu vượt 38.600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt gần 14.800 tỷ đồng. Đến năm 2021 doanh thu đạt gần 85.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 38.900 tỷ đồng - mức lãi kỷ lục.

Hiện VinHomes chưa công bố báo cáo tài chính quý 4, nhưng kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 ghi nhận doanh thu đạt 31.200 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt hơn 20.000 tỷ đồng. Cơ cấu doanh thu của VinHomes gồm phần lớn từ chuyển nhượng bất động sản, một phần từ làm thầu xây dựng, giám sát thi công…

Cái tên VinHomes hiện tại đã rất quen thuộc với nhà đầu tư khiến nhiều nhà đầu tư đã quên mất cái tên trước đó là CTCP Phát triển đô thị Nam Hà Nội đã từng đăng ký giao dịch trên sàn với mã chứng khoản NHN và hủy đăng ký vào thàng 7/2017. Năm 2018 công ty mẹ Tập đoàn Vingroup quyết định thực hiện tái cơ cấu Tập đòan và VinHomes chính là công ty phụ trách mảng hoạtd dộng đầu tư và kinh doanh bất động sản, nhà ở, văn phòng và các hạng mục liên quan…

TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?

Công ty mẹ là Tập đoàn Vingroup đứng thứ 4 trong TOP những doanh nghiệp vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán hiện tại. Vingroup được nhắc đến liên tục trong năm 2022 vừa qua khi công ty con VinFast thành công xuất khẩu lô xe ô tô điện đầu tiên của Việt Nam ra thị trường Quốc tế những tháng cuối năm, một lần nữa đánh dấu ngành công nghiệp sản xuất ô tô điện của Việt Nam vào bản đồ ngành công nghiệp ô tô trên Thế giới. Trước đó những chiếc xe ô tô chạy xăng của VinFast cũng đã tạo nên tiếng tăm tại Việt Nam và cả Thế giới.

Kết quả kinh doanh, nếu như năm 2015 doanh thu Vingroup đạt hơn 34.000 tỷ đồng thì năm 2021 vừa qua đã lên gần 125.700 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2015 đang ở mức 1.500 tỷ đồng thì năm 2019 đã vượt 7.700 tỷ đồng – năm lãi kỷ lục. Năm 2020 lợi nhuận sau thuế giảm xuống còn 4.546 tỷ đồng và 2021 lỗ hơn 7.500 tỷ đồng. Còn 9 tháng đầu năm 2022 vừa qua Vingroup đã lãi trở lại sau thuế gần 1.600 tỷ đồng.

TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?

Một trong những tin vui của tín đồ “họ Vin” là tháng cuối năm 2022 VinFast công bố thông tin chuẩn bị tiến hành IPO tại sàn chứng khoán Mỹ. Các hồ sơ đã được nộp, những thông tin liên quan đến hệ thống sản xuất ô tô của Vinfast được công bố minh bạch khiến nhà đầu tư một lần nữa thấy rõ những cố gắng, những chi phí khổng lồ mà công ty mẹ Vingroup cùng “gánh” để cho ra những chiếc xe hoàn hảo trên thị trường.

TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?
TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?

Trong nhóm các ngân hàng, ngoài Vietcombank luôn là ngân hàng dẫn TOP về lợi nhuận nhiều năm nay, thì BIDV cũng thường xuyên xuất hiện trong nhóm những ngân hàng lãi lớn hàng năm. Những năm trước 2015 lợi nhuận sau thuế của BIDV dưới 5.000 tỷ đồng, thì năm 2016 tăng vọt lên gần 6.400 tỷ đồng.

Năm 2021 vừa qua BIDV lãi sau thuế trên 10.800 tỷ đồng và chỉ 9 tháng đầu năm 2022 đã lãi sau thuế gần 14.200 tỷ đồng. Tính đến 30/9/2022 tổng tài sản BIDV cũng gần đạt 2,05 triệu tỷ đồng.

Tổng dư nợ cho vay khách hàng đến 30/9/2022 gần 1,494 triệu tỷ đồng trong đó nợ đủ tiêu chuẩn đã 1,456 triệu tỷ đồng. Các khoản nợ có khả năng mất vốn 13.130 tỷ đồng; nợ nghi ngờ 4.160 tỷ đồng; nợ dưới tiêu chuẩn 2.834 tỷ đồng và nợ cần chú ý 18.667 tỷ đồng. Tổng tiền huy động từ khách hàng đến 30/9 hơn 1,41 triệu tỷ đồng – tăng mạnh so với con số 1,38 triệu tỷ đồng hồi đầu năm.

TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?
TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?

Nhóm ngân hàng còn có thêm 2 cái tên lọt TOP 10 các doanh nghiệp vốn hóa lớn là Vietinbank thứ 8 và VPbank thứ 10.

Vietinbank vừa trải qua mấy năm kinh doanh thuận lợi nhất từ 2020 đến nay bất chấp ảnh hưởng chung của dịch bệnh Covid-19. Năm 2020 Vietinbank lần đầu vượt lãi chục nghìn tỷ đã vượt hẳn từ gần 9.500 tỷ đồng năm 2019 lên gần 13.800 tỷ đồng năm 2020. Năm 2021 lợi nhuận sau thuế tiếp tục tăng trưởng, vượt 14.200 tỷ đồng. Còn mới 9 tháng đầu năm 2022 Vietinbank đã báo lãi sau thuế xấp xỉ 12.700 tỷ đồng.

Báo cáo ghi nhận đến 30/9/2022 Vietinbank còn dư cho vay khách hàng tổng hơn 1,245 triệu tỷ đồng, tăng 115 nghìn tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tuy vậy nợ xấu cũng lớn, tổng nợ có khả năng mất vốn hơn 12.400 tỷ đồng. Ngoài ra nợ nghi ngờ 2.200 tỷ đồng; nợ dưới tiêu chuẩn hơn 3.000 tỷ đồng và nợ cần chú ý 22.400 tỷ đồng.

Những người nắm cổ phiếu CTG từ đầu năm 2022 cũng sẽ bị giảm đi khoảng 8% giá trị. CTG đóng cửa phiên giao dịch cuối năm 2022 ở mức 31.100 đồng/cổ phiếu.

TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?

VPBank cũng có kết quả kinh doanh ấn tượng. Mới 9 tháng đầu năm 2022 lợi nhuận sau thuế đã đạt 15.783 tỷ đồng trong khi cả năm 2021 lãi sau thuế 11.477 tỷ đồng. Lần lại trước đó, năm 2013 VPBank bắt đầu đạt số lãi sau thuế trên nghìn tỷ, thì nhanh chóng tăng mạnh những năm tiếp theo. Năm 2018 – 5 năm từ ngày vượt lãi nghìn tỷ, lợi nhuận VPB đã vượt 7.300 tỷ đồng. Năm 2020 vượt 10.400 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm 2022 xấp xỉ 15.800 tỷ đồng.

Một trong những đóng góp lớn nhất cho phần lãi của VPBank là thu nhập lãi thuần (hơn 30.700 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2022). VPBank không quá sa đà vào việc kinh doanh chứng khoán – món lấy đi rất nhiều lợi nhuận của các doanh nghiệp khác năm 2022.

Tổng dư cho vay khách hàng đến 30/9/2022 đạt 402.647 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn 5.680 tỷ đồng; nợ nghi ngờ hơn 8.100 tỷ đồng; nợ dưới tiêu chuẩn gần 6.400 tỷ đồng và nợ cần chú ý hơn 18.800 tỷ đồng, còn lại là nợ đủ tiêu chuẩn.

TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?
TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?

Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đứng thứ 9 trong TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán. Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang hiện tại hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ hàng tiêu dùng đến khai khoáng, hóa chất.

Năm 2021 vừa qua bất chấp khó khăn do ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh Covid-19 lan rộng, Tập đoàn Masan của vợ chồng doanh nhân tuổi Mão này vẫn ghi dấu kỷ lục về doanh thu và lợi nhuận. Tổng doanh thu vượt mức 88.600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cán mốc 10.000 tỷ đồng, đạt trên 10.100 tỷ đồng. Tuy vậy 9 tháng đầu năm 2022 doanh thu chững lại, đạt 55.546 tỷ đồng và lãi sau thuế ở mức 3.950 tỷ đồng.

TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?
TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?

Vinamilk là một doanh nghiệp truyền thống lâu đời với thương hiệu sữa Vinamilk gắn liền với người tiêu dùng Việt Nam. Đến nay Vinamilk đã vươn mình ra Thế giới nhiều năm. Doanh thu Vinamilk tăng trưởng mạnh nhiều năm nay, nếu năm 2014 doanh thu đạt xấp xỉ 35.000 tỷ đồng từ 2021 vừa qua doanh thu đã vượt 60.900 tỷ đồng.

Về lợi nhuận, Vinamilk cũng là một trong số những doanh nghiệp thường xuyên xuất hiện trong TOP những doanh nghiệp lãi lớn nhất trên sàn chứng khoán. Năm 2014 lợi nhuận sau thuế hơn 6.000 tỷ đồng thì năm 2017 đã gần 10.300 tỷ đồng lãi sau thuế. Từ đó đến nay lợi nhuận sau thuế các năm của Vinamilk đều trên 10.000 tỷ đồng, trong đó năm lãi kỷ lục 2020 đạt trên 11.200 tỷ đồng.

TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?
TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?

Ông lớn đầu ngành dầu khí Việt Nam chưa công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 nhưng tại Hội nghị tổ chức cuối 2022 vừa qua đã “hé lộ” tình hình kinh doanh với thông tin doanh thu và lợi nhuận đạt mức kỷ lục. PVGas cho biết doanh thu năm 2022 sẽ lần đầu vượt mức 100 nghìn tỷ đồng và lãi sau thuế sẽ trên 13.300 tỷ đồng.

Hiện tại tính chung 9 tháng đầu năm 2022 PVGas đã đạt gần 78.700 tỷ đồng doanh thu và vượt 11.700 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Tổng tài sản đạt trên 85.200 tỷ đồng.

Trên thị trường cổ phiếu GAS đã duy trì thị giá ở mức trên 100.00 đồng từ nửa năm nay. GAS đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng năm âm lịch 2022 ở mức 104.500 đồng/cổ phiếu.

TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?
TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?

Những năm 2020-2021 khi dịch bênh Covid-19 bùng phát khắp nơi, Tổng công ty Cảng hàng không là một trong số rất ít doanh nghiệp thuộc ngành hàng không không bị thua lỗ. Thậm chí năm 2021 ACV còn lãi sau thuế hơn 1.600 tỷ đồng và năm 2021 lãi sau thuế 790 tỷ đồng.

Năm 2022 khi Việt Nam bắt đầu cuộc chiến theo hướng mới, sống chung dần với Covid thì ngành hàng không nhanh chóng phục hồi, ACV lãi sau thuế 9 tháng đầu năm trên 5.800 tỷ đồng. Hiện tại năm 2019 vẫn đang là năm ACV đạt mức kỷ lục về doanh thu và lợi nhuận với mức lãi sau thuế trên 8.200 tỷ đồng.

Tính đến 30/9/2022 tổng tài sản công ty đạt 58.455 tỷ đồng – tăng gần 3.500 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?

Ra mắt siêu máy tính lượng tử, vốn hóa của Google tăng 136 tỷ USD chỉ sau 1 đêm

Cổ phiếu doanh nghiệp Hà Giang tăng 550% nhờ sở hữu 'chìa khóa vàng' tăng trưởng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/top-10-doanh-nghiep-von-hoa-lon-nhat-thi-truong-chung-khoan-lam-an-ra-sao-166772.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    TOP 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán làm ăn ra sao?
    POWERED BY ONECMS & INTECH