TOP 10 ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất 9 tháng đầu năm

10-11-2023 13:01|Yên Hoàng

Có 1 ngân hàng gây ấn tượng khi cải thiện tỷ lệ CASA từ mức 9,6% lên 16,7% chỉ trong 3 tháng, số dư tiền gửi không kỳ hạn đã tăng gấp đôi trong quý 3/2023.

Theo báo cáo tài chính vừa được công bố của 27 ngân hàng niêm yết, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn có sự phân hóa rất lớn.

9.jpg

Top 10 ngân hàng có CASA lớn nhất

Xét về số dư tiền gửi không kỳ hạn, Vietcombank vẫn giữ ngôi vương với 397,5 nghìn tỷ đồng. Con số này giảm nhẹ so với đầu năm. Hiện CASA chiếm khoảng 29,5% tổng tiền gửi khách hàng của nhà băng này.

Đứng vị trí thứ 2 là “ông lớn” BIDV với số tiền nắm giữ 285 nghìn tỷ tiền gửi không kỳ hạn, tăng 5,4% so với đầu năm và chiếm tới 18% tổng tiền gửi khách hàng. BIDV cũng là ông lớn nhà băng chiếm tổng tiền gửi khách hàng nhiều nhất trong số 27 nhà băng niêm yết.

VietinBank ở vị trí thứ ba, với 255,3 nghìn tỷ tiền gửi không kỳ hạn, tăng 4,8% so với đầu năm. Hiện CASA đang chiếm tỷ trọng khoảng 19,5% trong tổng tiền gửi của ngân hàng.

MBBank đứng thứ 4 với 161,1 nghìn tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn, giảm 3,5% so với đầu năm.

Với hơn 130,9 nghìn tỷ CASA, tăng 6,3% so với đầu năm, Techcombank đứng ở vị trí thứ 5. Hiện tại, tiền gửi không kỳ hạn đang chiếm khoảng 32% tổng tiền gửi khách hàng của nhà băng này.

Theo sau là ACB với 89,9 nghìn tỷ CASA, giảm nhẹ so với đầu năm. Sacombank theo sau ghi nhận 86,2 nghìn tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn, tăng nhẹ đầu năm.

Top 10 ngân hàng có tiền gửi lớn nhất còn có VPBank (69,2 nghìn tỷ); MSB (34,4 nghìn tỷ); TPBank (31 nghìn tỷ).

9(1).jpg

Top 10 ngân hàng có tỷ lệ CASA trên tổng tiền gửi khách hàng cao nhất

Hầu hết các ngân hàng đều ghi nhận tỷ lệ tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn/tổng tiền gửi khách hàng) sụt giảm.

Dẫn đầu danh sách là ngân hàng MB khi ghi nhận tỷ lệ CASA cuối quý 3/2023 đạt 33,6%. Đáng chú ý, dù đứng đầu nhưng tỷ lệ CASA của nhà bằng này đang có dấu hiệu đi xuống, giảm 1% so với cuối quý 2 và giảm hơn 4% so với đầu năm.

Thực tế, không riêng MB mà nhiều ngân hàng khác cũng chứng kiến tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn bị sụt giảm trong năm nay.

Hay Vietcombank với tỷ lệ CASA đạt 29,5% vào cuối tháng 9/2023. Xét thấy chỉ số này tại Vietcombank đã có sự cải thiện tăng 1,4% so với cuối quý 2.

Techcombank ghi nhận tỷ lệ CASA cao ấn tượng ở mức 32,8% và giảm nhẹ 0,8% trong quý 3/2023.

MSB có tỷ lệ CASA đạt 26,5% vào cuối quý 3/2023. So với quý 2 trước đó, tỷ lệ này đi ngang và so với hồi đầu năm đã giảm 3,1%. Theo đó, trong năm 2022, MSB có thời điểm đã vượt Vietcombank để đứng Top 3 trong hệ thống.

Ngân hàng ACB với tỷ lệ CASA đạt 20,2%, đi ngang so với quý 2 và giảm 1,6% so với hồi đầu năm.

VietinBank khi ghi nhận CASA đạt 19,5%, tăng 1,2% trong quý 3. Đáng chú ý, VietinBank là nhà băng lớn hiếm hoi có tỷ lệ CASA không bị suy giảm trong năm nay.

BIDV đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng, ghi nhận tỷ lệ CASA đạt 18%, tăng 1,4% so với quý 2 nhưng giảm 0,4% so với cuối năm 2022. Từ năm ngoái đến nay, tỷ lệ CASA của BIDV thường dao động quanh mức 17-19%. Có thể thấy, tỷ lệ này không có nhiều biến động kể cả trong giai đoạn hệ thống ngân hàng căng thẳng về thanh khoản cuối năm 2022.

Top 10 tỷ lệ CASA cao còn có các ngân hàng Sacombank (17%), SeABank (16,7%), TPBank (16%). Trong đó nổi bật, SeABank gây ấn tượng khi cải thiện tỷ lệ CASA từ mức 9,6% lên 16,7% chỉ trong 3 tháng. Theo đó, số dư tiền gửi không kỳ hạn tại SeABank đã tăng gấp đôi trong quý 3/2023 lên hơn 23.600 tỷ đồng. Thứ hạng của SeABank về tỷ lệ CASA nhờ vậy nhảy vọt từ 15 lên thứ 9 toàn ngành.

9(2).jpg
9(2).jpg

Ở chiều ngược lại, nhiều ngân hàng có tỷ lệ CASA giảm mạnh như PGbank giảm 3,2% song vẫn đạt tỷ lệ cao với 14,1% cuối quý 3,...

Những năm qua, nhiều ngân hàng xác định tăng tỷ lệ CASA là một trong những mục tiêu quan trọng trọng trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, nhà băng nào giữ được CASA ổn định và vượt trội sẽ có được lợi thế để vượt qua khó khăn, thách thức của thị trường. Lý do bởi vì tỷ lệ CASA càng cao thì chi phí vốn của ngân hàng đó càng thấp, giúp ngân hàng có lợi thế cạnh tranh với đối thủ.

Thế nhưng, việc nâng CASA là bài toán khó giải trong bối cảnh khó khăn trong thời gian qua. Thậm chí, tỷ lệ này bị giảm mạnh do lãi suất huy động tăng cao từ cuối năm 2022. Điều này đã gây áp lực đáng kể tới biên lợi nhuận của các ngân hàng và cũng đã được phản ánh vào nửa đầu năm nay, với lợi nhuận tăng trưởng chậm lại rõ rệt so với cùng kỳ các năm trước. Do đó, các ngân hàng đang tích cực có nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn rẻ này trở lại.

>>Ngân hàng nhà nước gửi công văn hỏa tốc tới các ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản

Các NHTW đồng loạt họp kín, thế giới ‘đứng ngồi không yên’

VN-Index vùng 1.270-1.280 điểm: Dòng tiền lớn giữ giá để gom hàng?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/top-10-ngan-hang-co-ty-le-casa-cao-nhat-9-thang-dau-nam-210110.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    TOP 10 ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất 9 tháng đầu năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH