VCB bất ngờ mất ngôi vị đầu bảng từ một ngân hàng 32 năm tuổi.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoành thành một năm Quý Mão với nhiều cột mốc đáng nhớ. Kết phiên 7/2, VN-Index chốt ở mức 1.198 điểm, tăng 10,05 điểm so với tham chiếu, dự kiến chạm mốc 1.200 vào ngay những phiên đầu năm Giáp Thìn.
Tính từ đầu năm đến nay (phiên 2/1-7/2), VN-Index đã tăng hơn 61 điểm, tương đương mức tăng trưởng 5%.
Kể từ đầu năm đến nay, nhóm ngân hàng liên tục giữ vai trò "nam châm" thu hút các nhà đầu tư ngoại. Không khó để bắt gặp trong 1 phiên sẽ có ít nhất 1 cổ phiếu nằm trong top mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài trên sàn HoSE, đủ để chứng minh "sức hút" của nhóm cổ phiếu vua trong mắt nhà đầu tư ngoại.
Top các cổ phiếu có giá trị mua ròng từ nhà đầu tư nước ngoài mạnh nhất kể từ đầu năm (2/1-7/2) (nguồn: Fiintrade) |
Theo dữ liệu từ Fiintrade, đứng ở vị trí dẫn đầu là cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, với giá trị mua ròng đạt 859 tỷ đồng. STB chính là minh chứng của cổ phiếu ngân hàng liên tục đứng trong hàng ngũ top mua ròng trên sàn HoSE, khi có đến 2 phiên giá trị mua ròng hơn 100 tỷ đồng chỉ trong nửa cuối tháng 1.
Kết phiên 7/2, cổ phiếu STB đóng cửa ở mức giá 31.100 đồng/cp, tăng 0,97% so với giá tham chiếu. Khối ngoại mua ròng 23,6 tỷ đồng cổ phiếu STB, tương đương sang tay 761.700 cổ phiếu, nằm trong top 10 cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất trên sàn HoSE trong phiên hôm nay.
STB chứng minh sức hút bằng 2 phiên có giá trị mua ròng hơn 100 tỷ đồng chỉ trong nửa thàng 1 |
Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận trước thuế Sacombank đạt 9.595 tỷ đồng, tăng trưởng 51,3% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 7.718 tỷ đồng, tăng trưởng 53,1% so với số lãi 5.040 tỷ đồng cùng kỳ.
Tổng tài sản của Sacombank tính đến cuối năm 2023 đạt 674.389 tỷ đồng, trong khi đó tổng nợ phải trả đạt 628.655 tỷ đồng. Tổng tiền gửi huy động của khách hàng đạt 510.744 tỷ đồng, tăng 12,3% so với đầu năm.
Ở chiều ngược lại, tổng dư nợ cho vay khách hàng đến hết năm đạt 482.731 tỷ đồng, tăng 10% so với thời điểm đầu năm, trong đó chủ yếu là cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước. Tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh từ 0,98% cuối năm 2022 lên 2,27% cuối năm 2023.
Đứng ở vị trí thứ 2 và 3 thuộc về nhóm NHTM Quốc doanh là VCB và CTG. Tuy vậy, điểm "oái oăm" giữa 2 ngân hàng này nằm ở diễn biến khối ngoại những phiên gần đây. Theo đó, trong khi CTG tích cực được nhà đầu tư ngoại mua ròng 10 phiên gần đây, thậm chí, giá trị mua ròng phiên 5/2 còn sát mốc 200 tỷ đồng thì VCB lại diễn biến ngược lại hoàn toàn.
CTG được nhà đầu tư ngoại "gom mạnh" những phiên đầu tháng 2 |
Cụ thể, khối ngoại liên tục xả mạnh cổ phiếu VCB trong tuần cận Tết sau diễn biến mua tích cực từ những phiên đầu năm. Kể từ đầu tháng 2, phiên 6/2 được khối ngoại bán mạnh nhất với giá trị bán ròng đạt hơn 60 tỷ đồng.
Tuy vậy, với diễn biến tích cực của những phiên đầu năm, VCB đứng ở vị trí thứ 2 trong số các cổ phiếu được nhà đầu tư ngoại mua ròng lớn nhất, theo sau sát nút là CTG. Big4 còn lại là BID "ảm đạm" hơn, xếp ở vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng.
Ở chiều hoàn toàn ngược lại, VCB bị khối ngoại bán ròng mạnh từ những phiên cuối tháng 1 |
Đứng ở vị trí thứ 5 là cổ phiếu EIB của Eximbank, với giá trị mua ròng đạt 316 tỷ đồng. Sở dĩ giá trị mua ròng của EIB từ đầu năm đến nay lớn như vậy chủ yếu từ mức tăng trưởng "bùng nổ" trong tuần 22-26/1.
Cụ thể, trong tuần 22-26/12, EIB được khối ngoại mua ròng 11,91 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch đạt hơn 238 tỷ đồng.
Trong khi đó, tuần 15-19/1, giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài chỉ 25,24 tỷ đồng, như vậy, giá trị mua ròng của khối ngoại đã tăng đến 842%.
Giá trị mua ròng của EIB "bùng nổ" trong tuần 22-26/1 |
Các cổ phiếu ngân hàng được khối ngoại gom mạnh nhất kể từ đầu năm trong bảng xếp hạng bao gồm: VPB (mua ròng 631,5 tỷ đồng), OCB (mua ròng 156 tỷ đồng), HDB (mua ròng 86,9 tỷ đồng), MSB (mua ròng 72,2 tỷ đồng) và BID (mua ròng 46,243 tỷ đồng).
Trong đó, với vị trí đang có trong mắt nhà đầu tư nước ngoài cùng vị thế ngân hàng tăng thị giá thuộc top tăng cao nhất nhóm ngân hàng.
HDB đang ngày càng chứng minh sự thành công trong chiến lược quốc tế hoá. Kết quả này có được nhờ HDB duy trì kết quả kinh doanh tích cực, công tác hoạt động và quản trị theo các quy chuẩn quốc tế "khắt khe" nhất và đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng công nghệ. Tính từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư ngoại đã mua ròng 86,9 tỷ đồng cổ phiếu HDB, đứng vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng.
>> Khối tự doanh 'quay xe', bán ròng hơn 150 tỷ đồng một cổ phiếu ngân hàng
Diễn biến cổ phiếu ngân hàng 7/2: 'Lì xì' đến từ TCB, CTG và HDB
Khối tự doanh 'quay xe', bán ròng hơn 150 tỷ đồng một cổ phiếu ngân hàng