TP. HCM “đi trước – đón đầu” định hướng phát triển đô thị theo mô hình của Nhật Bản

16-05-2023 13:52|Long Hoàng

Mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) của Nhật Bản gồm các hình thức: TOD khu vực tư nhân, TOD khu vực Chính phủ, phát triển tập trung quanh nhà ga...

Giữa tháng 5/2023, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) phối hợp tổ chức hội thảo mô hình phát triển đô thị theo định hướng TOD và quan hệ đối tác công-tư (PPP) cho hệ thống đường sắt đô thị Thành phố.

Hội thảo nhằm thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về mô hình TOD với mục tiêu lấy định hướng phát triển giao thông công cộng, trong đó hệ thống đường sắt đô thị đóng vai trò chủ lực, làm cơ sở cho quy hoạch, phát triển đô thị, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công trình công cộng, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

TP. HCM “đi trước – đón đầu” định hướng phát triển đô thị theo mô hình của Nhật Bản

Theo đó, thí điểm mô hình TOD gắn với quy hoạch đô thị vùng phụ cận các nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị. Ngoài ra, bài học quý báu từ quá trình phát triển của các đô thị lớn trên thế giới như Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Singapore, London (Anh)… cho thấy TOD gắn với khai thác quỹ đất là giải pháp căn cơ và dài hạn, nhất là tạo nguồn lực đầu tư để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.

TP. HCM đang đề xuất Quốc hội thông qua một số cơ chế, chính sách thí điểm phát triển Thành phố, trong đó có đề xuất thí điểm phát triển đô thị theo định hướng TOD, tập trung vào hệ thống đường sắt đô thị như tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và tuyến Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương.

Khi được Quốc hội thông qua, Thành phố sẽ địa phương đầu tiên thí điểm mô hình TOD, trong đó hệ thống đường sắt đô thị là hạt nhân trong mô hình này.

Trình bày tổng quan về TOD, bà Ayako Kubo, đại diện JICA cho hay, có thể phát triển TOD theo mô hình dọc tuyến và TOD theo mô hình đô thị.

TP. HCM “đi trước – đón đầu” định hướng phát triển đô thị theo mô hình của Nhật Bản
Bà Ayako Kubo, đại diện JICA trình bày tổng quan về TOD
- Ảnh: VGP/Vũ Phong

Cụ thể, TOD theo mô hình dọc tuyến là phát triển dọc tuyến cùng với hệ thống đường sắt, bảo đảm khả năng di chuyển của người dân sinh sống dọc theo tuyến đường, hạn chế sự tập trung quá mức ở trung tâm thành phố.

Còn TOD theo mô hình đô thị là tận dụng tối đa đất và không gian tại các nhà ga đầu mối để phát triển đô thị, nâng cao giá trị của khu vực quanh nhà ga.

Theo đó, hiệu quả của việc phát triển hình thức này là có thể sử dụng giao thông công cộng với giá thấp, mọi người đi lại dễ dàng. Các chức năng đô thị được tích hợp gọn nhẹ, nâng cao tính tiện ích cho người dân, tạo nên sự sầm uất. Bên cạnh đó, có thể tạo ra đường phố dễ dàng đi bộ, cải thiện sức khỏe cho người dân; giảm lượng ô tô, giảm tắc nghẽn giao thông.

Hình thức giao thông này hướng tới một thành phố mà mọi người có thể chủ động đi lại, tạo nên sức sống cho thành phố.

Tại hội thảo, các bên đã tập trung thảo luận nghiêm túc, thẳng thắn và chân thành chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn của Nhật Bản, một quốc gia có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển đường sắt đô thị, qua đó thảo luận về khả năng áp dụng TOD và PPP, cũng như gợi mở những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. HCM.

Viglacera và 'đại ngân hàng' của Nhật Bản hợp tác, thúc đẩy vốn đầu tư vào các khu công nghiệp

Thành phố lớn nhất thế giới thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần để giới trẻ có thể đi hẹn hò

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tp-hcm-di-truoc-don-dau-dinh-huong-phat-trien-do-thi-theo-mo-hinh-cua-nhat-ban-183404.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    TP. HCM “đi trước – đón đầu” định hướng phát triển đô thị theo mô hình của Nhật Bản
    POWERED BY ONECMS & INTECH