'Trái tim miền Nam' rộng hơn 2.000km2 sẽ trở thành đô thị toàn cầu đa trung tâm, bám sông, hướng biển

29-02-2024 18:53|Hải Yến

Chủ tịch UBND thành phố này cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện đồ án quy hoạch thành phố, phấn đấu để đồ án được chính thức thông qua trước ngày 30/6.

Ngày 28-2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng và Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi đồng chủ trì Hội thảo tham vấn quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đô thị toàn cầu đa trung tâm, bám sông, hướng biển

Theo Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng vai trò đầu tàu, dẫn dắt của TP. HCM với vùng Đông Nam Bộ, với cả nước đang có chiều hướng suy giảm qua các năm, thời kỳ. Cùng với đó, trong bối cảnh các địa phương khác vượt lên thì TP. HCM đang có dấu hiệu chững lại. Cơ cấu kinh tế cũng đang chậm thay đổi, năng suất lao động cũng là vấn đề quan ngại.

Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

Với vai trò là chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thẳng thắn nêu rõ hạ tầng đô thị TP. HCM đang quá tải, chậm phát triển hạ tầng ngầm. Điều này khiến chất lượng cuộc sống người dân không được tăng cao, đối mặt với các vấn đề về ngập úng, ùn tắc giao thông…

Đồng tình, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi bày tỏ mong muốn hội thảo giúp nhận diện rõ hơn những hạn chế, khai mở hết tiềm năng để TP làm tròn vai trò là một trung tâm phát triển, không chỉ của vùng Đông Nam Bộ, mà của cả nước và xa hơn là của khu vực.

GS-TS-kiến trúc sư (KTS) Trần Trọng Hanh, Chủ nhiệm Đồ án quy hoạch TP. HCM, cho rằng với quy mô dân số gần 10 triệu dân, TP sẽ là một trong 20 siêu TP trên thế giới, trong khi quỹ đất thuận lợi để khai thác còn lại rất ít.

Bổ sung ý kiến, TS Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, đề nghị làm rõ hơn vai trò của TP. HCM trong vùng khu vực. Ông cho rằng TP. HCM từng là ví dụ tiêu biểu của đổi mới sáng tạo nhưng bây giờ dường như “dè dặt hơn nhiều”.

TP. HCM sẽ là một trong 20 siêu đô thị

TP. HCM sẽ là một trong 20 siêu đô thị

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cũng cho rằng TP. HCM có thể hướng đến mục tiêu tăng trưởng cao hơn nhiều nhưng điểm nghẽn là chưa có đột phá thể chế.

Tiếp thu ý kiến, Chủ tịch UBND TP. HCM hứa sẽ cùng đội ngũ tư vấn nghiên cứu kỹ; tiếp tục hoàn thiện đồ án, đồng bộ hóa các quy hoạch đã được phê duyệt vào quy hoạch của TP, phấn đấu để quy hoạch được chính thức thông qua trước ngày 30-6.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tổ chức họp hội đồng ngay đầu tháng 5, dự kiến có thể thông qua quy hoạch trước ngày 30-6”.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh phấn đấu thông qua quy hoạch trước 30/6

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh phấn đấu thông qua quy hoạch trước 30/6

Ngoài ra, Bộ trưởng thống nhất cao quan điểm của Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi về mục tiêu đưa TP.HCM trở thành đô thị toàn cầu đa trung tâm, bám sông, hướng biển, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển hài hòa đô thị - nông thôn; là trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu cả nước và khu vực, dựa trên nguồn lực dồi dào về trí tuệ.

"Thành phố không ngủ" sôi động cả ngày lẫn đêm

TP. HCM nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Đặc điểm chung của thời tiết ở đây là nhiệt độ cao đều trong năm, có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình khoảng 27 độ C, cao nhất lên hơn 40 độ C nhưng đa phần nắng không gay gắt, độ ẩm thấp, dịu mát về chiều tối.

TP. HCM được mệnh danh là

TP. HCM được mệnh danh là "Thành phố không ngủ"

Nắng nóng không khắc nghiệt như thời tiết miền Bắc, nên du khách có thể ghé thăm thành phố bất kể thời điểm nào trong năm. Nếu đến vào mùa mưa, nên chuẩn bị ô để tránh những cơn mưa rào bất chợt.

Du lịch TP. HCM định hướng mỗi quận, huyện có một sản phẩm du lịch. Thành phố hội tụ đa dạng hoạt động giải trí, khu vui chơi, tham quan, mua sắm phù hợp nhiều đối tượng khách:

- Đi buýt đường sông: Các trải nghiệm trên sông là một đặc trưng của du lịch TP HCM. Du khách được ngắm thành phố từ một góc nhìn khác, qua nhiều địa danh nổi tiếng như bến Nhà Rồng, cảng Bến Nghé, cầu Phú Mỹ, mũi Đèn Đỏ, bến phà Bình Khánh.

- Ngắm cảnh từ xe buýt hai tầng: Trung tâm thành phố có xe buýt 2 tầng mui trần. Xe có hệ thống thuyết minh đa ngôn ngữ tự động hướng dẫn về các địa điểm trên đường, bản đồ du lịch, wifi miễn phí, hướng dẫn viên. Mỗi chuyến dài khoảng 60 phút, qua những địa điểm nổi tiếng như Thảo Cầm Viên, bảo tàng Chứng tích chiến tranh, phố đi bộ Bùi Viện, chợ Bến Thành, phố đi bộ Nguyễn Huệ, nhà hát thành phố và kết thúc bằng trải nghiệm ngắm thành phố từ trên cao tại Saigon Skydeck tầng 49 toà tháp Bitexco Financial Tower.

Đi buýt đường sông

Đi buýt đường sông

Buýt 2 tầng

Buýt 2 tầng

- Dạo bộ trong công viên: Thảo Cầm Viên tồn tại hơn 150 năm, là vườn thú có tuổi thọ hàng thứ 8 trên thế giới. Ban đầu nơi đây là vườn bách thảo, phục vụ các hoạt động bảo tồn động thực vật cho người dân thành phố, là nơi nghiên cứu của các nhà khoa học. Hiện Thảo Cầm Viên có hơn 1.000 cá thể động vật, hơn 2.000 cây gỗ thuộc 260 loài, 23 loài lan nội địa, 33 loài xương rồng trên diện tích 17 ha. Khuôn viên nơi đây trong lành, thích hợp cho các buổi thư giãn.

Thảo Cầm Viên

Thảo Cầm Viên

Không chỉ là thành phố trẻ năng động, TP. HCM còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Có nhiều di tích, bảo tàng trong thành phố được khách trong và ngoài nước biết đến:

- Dinh Độc Lập: Hay còn được gọi là Dinh Thống Nhất là một trong những địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi ghé thăm TP HCM. Tọa lạc tại trung tâm quận 1, Dinh Độc Lập vừa cổ kính, vừa hiện đại, từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng của thành phố. Vào các ngày cuối tuần hoặc dịp lễ lớn như 30/4, Dinh Độc Lập thường kín khách tham quan.

>> Công trình đồ sộ 4.500m2 từng đẹp nhất Á Đông được người Việt tự thiết kế, chi phí xây dựng lên đến 150.000 lượng vàng

Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập

- Bảo tàng chứng tích chiến tranh: Bảo tàng chứng tích chiến tranh đứng thứ 61 và là đại diện duy nhất của Việt Nam trong danh sách 99 điểm đến hút khách nhất thế giới. Bảo tàng nằm trên đường Võ Văn Tần, quận 3, thành lập năm 1975, chuyên nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và trưng bày về chứng tích tội ác, hậu quả của các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh. Các chủ đề gồm có Vũ khí trưng ngoài trời, Chế độ lao tù, Chất độc da cam, Những sự thật lịch sử, Tội ác chiến tranh.

Bảo tàng chứng tích chiến tranh

Bảo tàng chứng tích chiến tranh

- Bưu điện thành phố: Toạ lạc tại Công trường Paris, quận 1, Bưu điện thành phố được xây dựng từ năm 1886 đến 1891. Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux và Henri Auguste Vildieu thiết kế. Trải qua hơn 100 năm tồn tại, đây hiện là bưu điện lớn nhất Việt Nam vẫn được giữ nguyên thiết kế ban đầu.

Bưu điện thành phố

Bưu điện thành phố

Bên trong

Bên trong

Trần nhà vòm cung, ở giữa đắp nổi chân dung thần Mercury với vòng nguyệt quế bao quanh, là vị thần tượng trưng cho sự liên lạc của loài người. Bưu điện gợi nhớ đến hình ảnh ga tàu Orsay tại Paris, tọa lạc song hành cùng Nhà thờ Đức Bà tạo thành cụm kiến trúc đặc biệt của thành phố.

>> 'Thành phố Festival hoa' duy nhất của Việt Nam đón nhận danh hiệu quốc tế mới

Thị xã duy nhất lên thành phố rồi trở thành quận: Có ngôi làng là cái nôi lụa gấm của Việt Nam, được ví như tấm áo giáp vững chắc trực tiếp bảo vệ Thủ đô

'Thành phố ma' xa hoa kỳ bí bậc nhất miền Trung từng khiến truyền thông quốc tế kinh ngạc, chứa loạt lăng mộ tiền tỷ mang kiến trúc lăng Vua Khải Định

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/trai-tim-mien-nam-rong-hon-2000km2-se-tro-thanh-do-thi-toan-cau-da-trung-tam-bam-song-huong-bien-d117040.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    'Trái tim miền Nam' rộng hơn 2.000km2 sẽ trở thành đô thị toàn cầu đa trung tâm, bám sông, hướng biển
    POWERED BY ONECMS & INTECH